Chủ Nhật, 15 tháng 11, 2015

Ở các phần trước chúng ta đã tìm hiểu qua về tiếng Nhật và kì thi JLPT từ N5 đến N3, và lần này chúng ta hãy thử tìm hiểu thêm về đất nước Nhật Bản, khởi đầu đó là Nhật Bản thời kỳ Edo.

>> 3 CÁCH CHÀO BUỔI SÁNG TIẾNG NHẬT “CHUẨN NHẬT”

Thời kì Edo

grab1430316836kien_truc_edo_nhat_ban_1
Tướng quân Tokugawa Ieyasu, người thành lập Mạc phủ
Thời kỳ Edo, hay còn gọi là thời kỳ Tokugawa, là một giai đoạn trong lịch sử Nhật Bản, kéo dài từ năm 1603 đến 1868. Thời kỳ Edo được đánh dấu bằng sự thống trị của Mạc phủ Tokugawa, do Chinh di Đại Tướng quân (Sei-i Daishōgun, gọi tắt là Shōgun) Tokugawa Ieyasu (1543-1616) thành lập sau khi chiến thắng các thế lực quân sự đối lập, kết thúc thời kỳ nội chiến ở Nhật Bản, mở đầu cho một giai đoạn hòa bình kéo dài hơn 250 năm. Tokugawa Ieyasu chọn thành phố Edo (Giang Hộ, tức “cửa sông”) làm trung tâm chính trị của đất nước nên thời kỳ này được gọi là Thời kỳ Edo, mặc dù thủ đô danh nghĩa vẫn nằm ở Kyoto (Tây Kinh), là nơi ở của Thiên hoàng Nhật Bản.
Tokugawa, mở đầu cho thời kỳ Edo (1603-1868) ở Nhật Bản
Thời kỳ Edo được xem là thời kỳ đỉnh điểm của xã hội phong kiến Nhật Bản. Nho giáo truyền bá từ Trung Quốc sang Nhật Bản đến thời kỳ này đã gặp được một thể chế chính trị phù hợp. Nho giáo vốn coi trọng đạo lý, đạo nghĩa nên được tầng lớp võ sĩ đạo tôn sùng. Việc cai trị đất nước gắn liền với sự đề cao Nho học. Giáo dục phát triển mạnh, các trường học ý thức được sự phát triển kinh tế và văn hóa của phương Tây, và đến cuối thời kỳ đã có sự khuyến khích tiếp cận văn hóa phương Tây.

Phật giáo và Thần đạo (Shinto) đều quan trọng trong thời kỳ Edo. Phật giáo, kết hợp với Nho giáo, đưa ra tiêu chuẩn cho lối ứng xử trong xã hội. Mặc dù không có quyền lực chính trị hùng mạnh như trong các thời kỳ trước, Phật giáo vẫn được tầng lớp trên tin theo. Sự phân chia cứng nhắc của xã hội trong thời kỳ Edo thành các phiên, làng, phường, hộ gia đình đã giúp tái lập lại sự gắn bó với Thần đạo ở các địa phương. Thần đạo đưa ra chỗ dựa tinh thần cho những mệnh lệnh chính trị và là sợi dây buộc chặt cá nhân với cộng đồng. Thần đạo cũng giúp bảo tồn văn hóa dân tộc.
grab1430316837kien_truc_edo_nhat_ban_2
Sumo, Geisha, Kabuki, Bunraku – những sản phẩm của “văn hóa thị dân”
Vào thời kỳ Edo, tầng lớp bình dân đã tham gia đóng góp cho nền văn hóa Nhật Bản những yếu tố mới, văn hóa này được gọi là “văn hóa thị dân”. Văn hóa thị dân (Chōnindō, lối sống người thành thị) là văn hóa của các tầng lớp thị dân, nghệ sĩ, kỹ nữ. Linh hồn của văn hóa này nằm trong một triết lý sống gọi là Ukiyo (Phù thế), nghĩa là phù sinh, vô thường, trôi nổi theo thời gian. Triết lý sống Ukiyo thể hiện tính phù du của cuộc đời phiêu dạt, được tầng lớp bình dân, và cả giới võ sĩ đạo tiếp nhận. Đấu vật (Sumo), kỹ nữ (geisha), âm nhạc, kịch nghệ (Kabuki), múa rối (Bunraku), thi ca, văn học, tranh “xuân họa” (shunga), những bản khắc gỗ (ukiyo-e) là những sản phẩm tiêu biểu cho nền văn hóa thị dân.



grab1430316838kien_truc_edo_nhat_ban_3
Tác phẩm “Sóng lừng ở Kanagawa” (Thần Nại Xuyên Lang Lý) của họa sĩ Katsushika Hokusai (1760-1849) theo trường phái Ukiyo-e

Hội họa thời kỳ Edo phát triển mạnh, ngoài những trường phái vẽ theo kiểu truyền thống như Kano, Tosa, Sumiyoshi còn có trường phái Ukiyo-e vẽ về hoa lá, cảnh vật, cuộc sống.







grab1430316839minh_tri_thien_hoang
Tướng quân Tokugawa Yoshinobu (trái) và Thiên hoàng Minh Trị (phải)

Thời kỳ Edo kết thúc bằng sự thoái vị của vị Tướng quân thứ 15, Tokugawa Yoshinobu (1837-1913), chấm dứt chế độ Mạc phủ ở Nhật Bản. Thiên hoàng Minh Trị (Meiji) (1852-1912) phục hồi Đế quyền, thành phố Edo được đổi tên thành Tokyo (Đông Kinh, 1868), trở thành thủ đô chính thức của Nhật Bản. Thời kỳ Edo được xem là mở đầu cho thời kỳ cận đại ở Nhật Bản.


 Nguồn: Akira Education


0 nhận xét:

Đăng nhận xét