Thành phố Kyoto
Không phải ngẫu nhiên cái tên Kyoto gắn với nghị định thư nổi tiếng về môi trường. Đây không những là cố đô, là trung tâm văn hóa, học thuật của Nhật Bản mà còn chứa đựng những điều khiến ai chưa đến sẽ chưa thực sự hiểu về đất nước mặt trời mọc.
Kyoto nằm trên phần đất phía Tây của đảo Honshu, hiện là thủ phủ của tỉnh Kyoto và cũng là khu vực rất quan trọng trong trung tâm chính trị văn hóa Osaka – Kobe – Kyoto. Vây quanh bốn bên là núi, Kyoto nối tiếng với những đêm mùa hè oi ả không một cơn gió, nhưng cũng được biết đến nhiều với vẻ nên thơ không đâu có được.
Cảnh trí của thành phố này thay đổi theo từng mùa và trong suốt 20 thế kỷ qua đã là cái nôi tự nhiên nuôi dưỡng nghệ thuật – văn hóa, là một di sản vô giá đối với người dân Nhật Bản. Vào mùa Xuân, nơi đây tưng bừng sắc màu của hoa lá, cây cỏ và âm thanh của những lễ hội cổ trMùa hè cũng là trung tâm diễn ra các cuộc thi đấu thể thao lớn, còn mùa Thu và mùa Đông là một tổ ấm tinh thần cho tất thảy những người dân nước này.
Aoi Matsuri – Lễ hội hoa thục quỳ – cùng với Gion Matsuri và Jidai Matsuri tạo nên Kyoto Tam đại hội, tức “3 lễ hội lớn nhất ở Kyoto”.
Lễ hội hoa thục quỳ- loài hoa mà người dân Nhật Bản quan n iệm rằng sẽ bảo vệ họ tránh khỏi các thiên tai được tổ chức vào ngày 15/5 hằng năm tại 2 ngôi đền nổi tiếng ở Kyoto là Shimogamo và Kamogamo.
Đây là một trong những số ít các Lễ hội vương triều truyền thống của Nhật Bản còn sót lại cho đến ngày nay, đồng thời cũng là lễ hội lâu đời nhất của đất nước này. Có 2 hoạt động chính trong lễ hội, đó là lễ rước và nghi lễ thờ cúng. Hoạt động hấp dẫn nhất và thu hút nhiều người dân đến xem tại Aoi Matsuri chính là lễ rước với đoàn diễu hành hơn 500 người trong trang phục thời Heian vô cùng uy nghiêm. Đoàn diễu hành được dẫn dắt bởi các Sứ giả của Thiên hoàng (勅使 – chokushi), dẫn đầu lễ rước là 3 kỵ binh dàn từ trái qua phải, theo sau là 2 xe bò được trang trí với hoa thục quỳ lộng lẫy, 4 con bò, 36 con ngựa và hàng trăm người khác trong bộ trang phục thời Heian có trang trí lá thục quỳ. Có rất nhiều du khách thập phương kéo đến Kyoto hằng năm chỉ để tận mắt chứng kiến sự hoành tráng và công phu của lễ rước này.
Đây là một trong những số ít các Lễ hội vương triều truyền thống của Nhật Bản còn sót lại cho đến ngày nay, đồng thời cũng là lễ hội lâu đời nhất của đất nước này. Có 2 hoạt động chính trong lễ hội, đó là lễ rước và nghi lễ thờ cúng. Hoạt động hấp dẫn nhất và thu hút nhiều người dân đến xem tại Aoi Matsuri chính là lễ rước với đoàn diễu hành hơn 500 người trong trang phục thời Heian vô cùng uy nghiêm. Đoàn diễu hành được dẫn dắt bởi các Sứ giả của Thiên hoàng (勅使 – chokushi), dẫn đầu lễ rước là 3 kỵ binh dàn từ trái qua phải, theo sau là 2 xe bò được trang trí với hoa thục quỳ lộng lẫy, 4 con bò, 36 con ngựa và hàng trăm người khác trong bộ trang phục thời Heian có trang trí lá thục quỳ. Có rất nhiều du khách thập phương kéo đến Kyoto hằng năm chỉ để tận mắt chứng kiến sự hoành tráng và công phu của lễ rước này.
Thường được gọi là “Gion-san”, lễ hội Gion được tổ chức tại đền Yasaka. Lễ hội diễn ra từ ngày 01/07 đến 31/07, kéo dài suốt một tháng với rất nhiều hoạt động sôi nổi, thu hút rất nhiều du khách tham quan, đóng góp rất lớn cho nền kinh tế du lịch ở Kyoto. Đến với lễ hội này, du khách sẽ được tận mắt nhìn thấy lễ diễu hành vô cùng công phu, hoành tráng, và tham gia nhiều hoạt động phong phú, thú vị.
Jidai Matsuri là lễ hội tổ chức thường niên vào ngày 22 tháng 10 tại Kyoto, để kỷ niệm ngày thành lập cố đô này. Điểm nhấn của lễ hội là màn diễu hành từ lâu đài Nhật hoàng tới đền Heian. Dự Jidai Matsuri, du khách như lên ‘cỗ máy thời gian’ về những thế kỷ trước ở Nhật bởi lẽ Tất cả mọi người ở mọi lứa tuổi đều có thể tham dự lễ hội Jidai, tham gia vào lễ diễu hành hóa trang cùng những bộ trang phục tái hiện lại các thời kì quan trọng của Nhật Bản như thời kì phong kiến, cùng nhau tham gia các lễ rước, lễ diễu hành vô cùng hoành tráng
Thành phố Kyoto được chính phủ chọn là khu vực kiến trúc đặc biệt năm 1956. Năm 1997, Kyoto đăng cai hội nghị và nổi tiếng với nghị định thư về khí thải gây hiệu ứng nhà kính mang tên thành phố này. Hiện đây là thành phố lớn thứ 7 của Nhật bản với dân số hơn 1,5 triệu và có một diện mạo rất hiện đại.
Trong nhiều thế kỷ, chiến tranh và hỏa hoạn đã nhiều lần tàn phá Kyoto. Ít ai biết rằng Kyoto từng bị Mỹ nhắm là mục tiêu ném bom nguyên tử vào cuối Chiến tranh thế giới thứ II, nhưng rất may mắn là thành phố được được loại khỏi danh sách. Cũng nhờ thế, Kyoto là thành phố lớn duy nhất của Nhật Bản còn lưu giữ được rất nhiều những tòa nhà truyền thống được xây dựng từ trước chiến tranh cũng như vô số những đền thờ và những công trình kiến trúc cổ vô giá.
Cả Kyoto có chung một biểu tượng, đó là Toji, ngôi đền cổ nhất Nhật Bản. Tại thành phố được bảo tồn tốt nhất Nhật Bản này, 1.600 ngôi chùa và 400 ngôi đền thờ đạo thần, những cung điện, nhà vườn và công trình kiến trúc giá trị vẫn nguyên vẹn.
Nhưng thành phố Kyoto không chỉ là cố đô cổ kính và cũ kỹ. Đây còn là thành phố hiện đại, nơi có nền văn hóa mới phát triển trên cơ sở kế thừa những gì tốt đẹp nhất. Gion là khu giải trí nổi tiếng ở Kyoto, là nơi duy nhất Geisha vẫn còn. Geisha là một nghề truyền thống và lâu đời ở Nhật, nghề này tương tự như hát ả đào ở Việt Nam. Tuy nhiên các cô Geisha này ngoài việc đàn hát còn phải hầu rượu và nói chuyện với khách hàng.
Thành phố Kyoto ngày nay khoác trên mình chiếc áo sặc sỡ với những điểm sáng lung linh, nổi tiếng là trung tâm của các ngành công nghiệp truyền thống, nghệ thuật, học thuật và tôn giáo. Nơi đây có 3 trường đại học nổi tiếng là Doshisha, Kyoto và đại học Rutsumeikan, mỗi năm thu hút hàng nghìn sinh viên nước ngoài theo học.
Điều ý nghĩa nhất là cho đến tận bây giờ, trong tâm tưởng của nhiều người dân Nhật Bản, Kyoto vẫn là thủ đô của họ.
Nguồn: Akira
0 nhận xét:
Đăng nhận xét