Thứ Tư, 11 tháng 11, 2015

Kinh nghiệm luyện thi JLPT N3

Chia sẻ kinh nghiệm luyện thi JLPT N3, làm sao để việc ôn thi đạt hiệu quả cao nhất.



1. Có kế hoạch và làm theo kế hoạch

Trong mỗi kì ôn thi, có được một chiến lược thi cử và kế hoạchsmart goal setting concept rõ ràng, cụ thể là bạn đã nắm chắc 90% thành công rồi. Akira xin đưa ra một số lời khuyên giúp các bạn có thể tự vạch ra cho mình một chiến lược đúng đắn theo nguyên tắc SMART.
Specific (rõ ràng): Các bạn hãy vạch ra một mục tiêu cụ thể. Thi N3 cần phải học hết một số sách, do đó hãy đề ra mục tiêu cụ thể cần đạt với từng loại kĩ năng và sách luyện thi.
Measureable (đo lường được): Ở đây là đơn vị bài học. Giả sử bạn quyết tâm mỗi 1 ngày sẽ học hết một bài trong Soumatome (may mắn là sách Soumatome cũng đã thiết kế sách theo tuần). Như vậy là khối lượng công việc bạn cần làm mỗi ngày là rất rõ ràng và có thể đo lường được.
Achievable (có thể đạt được): Nếu đặt ra mục tiêu quá xa vời, bạn vừa rất khó thực hiện vừa dễ chán nản khi thất bại. Do đó tốt nhất là bạn nên đặt ra mục tiêu vừa sức, phù hợp với tiềm lực và khả năng của mình. Ví dụ, bạn rất quyết tâm học ôn N3 và dành ra mỗi ngày để học hết 1 bài Soumatome ngữ pháp và 1 bài Kanji, mỗi ngày 1 bài, 7 ngày 1 tuần. Đó là điều bạn chắc chắn không thể đạt được. Hãy đề ra mục tiêu hợp sức bản thân hơn như học 1 ngày hết 1 bài Soumatome sau đó dành ra 1 ngày nữa để học Kanji, rồi xoay vòng lại. Hoặc học hết Soumatome (theo tiến độ của sách) rồi mới học sang Kanji.
Realistic (thực tế): Hãy chắc chắn rằng việc học và thi N3 sẽ có ích cho tương lai sau này của bạn. Giả sử như bạn muốn apply học bổng và thấy họ yêu cầu tối thiểu N3, đó là một động lực mạnh mẽ để thôi thúc bạn học hành. Hãy nghĩ ra một động lực để duy trì ngọn lửa học tập luôn bùng cháy. Một yêu cầu nữa là khả năng thực hiện được của kế hoạch. Giả sử bạ muốn thi N3 trong kì tháng 12 thì ít nhất bạn phải bắt đầu học từ tháng 7 (vì N3 có rất nhiều kiến thức, bạn cần ít nhất 5 tháng mới học được đủ) nhưng bây giờ đã là tháng 10 rồi, mà bạn còn chưa động đậy gì thì rất khó để thi được, mặt khác làm vậy sẽ khiến cho mục tiêu từng ngày mà bạn đặt ra sẽ không thể thực hiện được do sức ép về mặt thời gian.
Time (thời gian): Thời gian thực hiện rất quan trọng. Tùy thời gian gấp hay không mà bạn sẽ lên kế hoạch và điều chỉnh mục tiêu, khối lượng công việc cho hợp lí. Ví dụ bây giờ đang là tháng 8, bạn muốn đạt N3 vào tháng 12, thì bạn có thể chia ra, tháng 8 học ngữ pháp, tháng 9 học từ vựng – kanji, tháng 10 học đọc hiểu, tháng 11 học nghe hiểu và tháng 12 làm đề rồi đi thi. Nếu không bạn có thể học kết hợp nhiều kĩ năng thay vì học theo từng kĩ năng



2. Sử dụng đúng sách ôn thi phù hợp

Không phải chúng ta sẽ sử dụng tất cả các sách ôn thi N3 sẵn có,a-book-a-week-imagecũng không phải chúng ta sẽ chỉ sử dụng một bộ giáo trình ôn thi đa kĩ năng, mà chúng ta sẽ ôn tập bằng cách kết hợp nhiều loại sách khác nhau từ nhiều bộ giáo trình luyện thi khác nhau.



3. Chú ý đến thời gian

Phần Grammar và Reading Comprehension có thời gian làm bàiDecisionTimeline khoảng 70 phút. Do đó nên có sự phân chia hợp lí về mặt thời gian. Phần Grammar vẫn còn nhiều chỗ chưa nắm vững nên sẽ dành khoảng 20 – 25 phút cho nó mà thôi. Chiến lược là lướt qua một lượt, câu nào chắc chắn ko làm được thì chọn random ngay, sau đó làm câu dễ trước, câu khó sau. Nhưng chỉ cho phép tối đa là 25 phút. Phần còn lại dành để làm bài Reading.
Do điểm thi của Grammar được tính chung với Vocabulary nên điểm Grammar thấp cũng ko nghiêm trọng bằng điểm Reading thấp (vì có thể rơi vào dạng điểm liệt).
Thời gian cho mỗi phần của Reading dự kiến như sau:
– Bài ngắn: 3 phút/ bài, 4 bài là 12 phút
– Bài trung: 7 phút/ bài, 2 bài là 14 phút
– Bài dài: 10 phút
– Bài thông tin: tối đa 10 phút
=> Tổng cộng mất khoảng 45 phút cho phần Reading, vừa đủ 25 phút cho phần Grammar nữa. Nếu đọc nhanh các bạn hoàn toàn thừa thời gian để check lại phần Grammar và khoanh vào những phần còn đang phân vân.
Nguồn: Akira Education

0 nhận xét:

Đăng nhận xét