Thứ Hai, 23 tháng 11, 2015

Quần thể kiến trúc phật giáo chùa Horyuji


Thuộc thủ phủ Nara cổ kính ngày trước của Nhật Bản, quần thể kiến trúc phật giáo khu vực chùa Horyuji nổi tiếng khắp trong và ngoài nước. Là nơi mà khách du lịch Nhật Bản có thể đến hành hương cúng bái và chiêm ngưỡng những tuyệt tác nghệ thuật tâm linh sâu sắc của người dân Nhật từ ngàn đời xưa.
h2
Quần thể kiến trúc của khu vực chùa Horyuji bao gồm 48 vật thể và kiến trúc thuộc chùa Horyuji và chùa Hokiji ở thị trấn Ikaruga tỉnh Nara Nhật Bản. Chùa Horyuji (Pháp Long tự) được xây dựng vào đầu thế kỉ thứ 7, theo lệnh của hoàng tử Shotoku (574 – 622) người đóng vai trò quan trọng trong việc truyền bá Phật giáo vào nước  nhà.




Vào năm 670 một trận hỏa hoạn lớn gần như đã phá hủy toàn bộ ngôi chùa, nhưng phần phía Tây đã được xây dựng lại trên một quy mô lớn hơn. Phần hiện có của ngôi chùa, chính điện, cổng trong và một phần của hành lang bao quanh là những loại gỗ lâu đời nhất trên thế giới, có niên đại khoảng cuối thế kỉ 7 đầu thế kỉ thứ 8. Phần phía Đông ngôi đền đã được bổ sung vào thế kỉ 8. Tuy Nhật Bản có khá nhiều chùa lâu đời và quan trọng nhưng chùa Horyuji luôn được chọn làm nơi diễn ra nhiều nghi lễ nhất nước. Du khách Nhật Bản đến Nara vào các dịp lễ sẽ được thấy những nghi thức hết sức độc đáo có một không hai trên thế giới.
h3

Chùa Horyuji gồm có: Gia lâm Tây viện và Gia lâm Đông viện. Gia lâm Tây viện với trung tâm là Kim đường (điện thờ chính của tự viện với màu sắc chủ đạo là màu vàng) và Ngũ Trùng tháp (tòa tháp 5 tầng) được bao bọc bởi một hệ thống hành lang. Gia lâm Đông viện với trung tâm là Mộng điện cũng được bao bọc bởi một hệ thống hành lang.


Trong đó, Ngũ Trùng tháp và Kim đường của Gia lâm Tây viện được bố trí đối xứng trái phải. Cách sắp xếp này thuộc phong cách kiến trúc “Pháp Long tự”. Tuy nhiên theo dấu vết thời gian ngày nay khách du lịch chỉ còn có thể nhìn thấy vết tích của Tâm sở tháp ở Đông Nam Già lâm Tây viện.


Ở Mộng điện (Gia lâm Đông viện) có tượng Đạo Thuyên đại sư (người đã trùng tu Đông viện), tượng Hành Tín đại sư và tượng Quan Âm cứu thế. Tượng Quan Âm cứu thế cũng là một trong những quốc bảo Nhật Bản của chùa Horyuji….
h1
Tuy đã trải qua nhiều thăng trầm lịch sử nhưng chùa Horyuji vẫn giữ nguyên những nét đẹp sơ khai từ khi mới dựng cho đến ngày nay, sự cổ kính, uy nghiêm của ngôi chùa luôn làm khách du lịch Nhật Bản cảm thấy thanh thản và yên bình khi đến chốn này. Và có thể nói chùa Horyuji chính là một bảo tàng cổ vật lớn nhất của Nhật Bản với nhiều di sản được xếp hạng bảo vật quốc gia.
Nguồn: Akira

0 nhận xét:

Đăng nhận xét