Thứ Sáu, 27 tháng 11, 2015

Sự khiêm tốn của người Nhật Bản



>> Mẫu câu chúc mừng sinh nhật bằng tiếng Nhật siêu đáng yêu 

Người Nhật Bản có câu:”chim ưng khôn giấu móng vuốt”, có nghĩa rằng những người tài giỏi không nhất thiết phải thể hiện ra.

Người Nhật Bản tự hạ thấp mình

học tập sự khiêm tốn của người Nhật
Người Nhật thường cúi đầu chào hỏi khi gặp nhau
Trong xã hội Nhật Bản , mối quan hệ thứ bậc đặc biệt được quí trọng, có một điều làm cho người nước ngoài khó hiểu là cách người Nhật cực kì kín đáo khi thể hiện bản thân mình.

Người Nhật Bản rất khiêm tốn. Mọi người nói chuyện khiêm nhườnghoặc hạ thấp mình hơn người khác đều được ngưỡng mộ. Những người ở thứ bậc cao thể hiện thái độ lịch sự khi được cấp dưới tôn trọng cũng được đánh giá cao. Nói chung. Một người ở vị thế càng cao càng phải tỏ ra khiêm tốn.
Trên thực tế , khi Chủ tịch của các tập đoàn lớn tại Nhật Bản hay các nghệ sỹ phát biểu, họ thường bắt đầu bằng : “Tôi vẫn còn đang học hỏi và tôi rất ngại khi đứng trước các bạn tại đây”



sự khiêm tón của người nhật
Người Nhật rất khiêm tốn
Tục ngữ Nhật Bản có câu:”chim ưng khôn giấu móng vuốt”, có nghĩa rằng những người tài giỏi không nhất thiết phải thể hiện ra. Trong một xã hội đề cao sự hòa bình nhóm, phô trương khả năng là điều không hề phù hợp. Chẳng hạn khi người Nhật tặng quà, họ nói rằng:”Món quà nhỏ, không đáng gì”. Thật ra có thể nó rất mắc tiền, chỉ vì người Nhật không hề muốn phô trương. Tương tự vậy, khi phỏng vấn, các ứng viên Nhật Bản cũng hay nói:” Tôi vẫn còn nhiều điều để học hỏi. Hãy chỉ bảo cho tôi”
Cùng một ngữ cảnh, đổi lại nếu đây là cuộc phỏng vấn với công ty Mỹ, họ sẽ nghĩ:”Thế anh ta đến đây làm gì? Đùa sao”, có khi tệ hơn, người ứng viên đó có thể bị nghĩ rằng “không đủ tự tin, kiến thức”
Người Mỹ rất quan trọng khả năng thể hiện bản thân. Do đó, rất khó để họ chấp nhận cách giới thiệu bản thân của người Nhật. Đã xảy ra nhiều trường hợp hiểu lầm. Khi người Nhật nói, “Tôi chưa biết gì hết”, người Nhật khác nghĩ, “Anh ta có vẻ như là một người có năng lực”
Thể hiện bản thân là một điều trái bình thường. Thực tế, bạn có thể bị xem là “một người nói quá nhiều và không thể tin tưởng được”. Nếu bạn khiêm tốn nói:” Hãy chỉ dạy tôi”, người Nhật sẽ cởi mở hơn với bạn.

 <Xem thêm:Cách cúi chào của người Nhật>



Người chồng Nhật Bản không hay khen vợ mình

sự khiêm tốn
Một gia đình truyền thống Nhật Bản
Trong xã hội Nhật Bản, khiêm nhường là một đức tính quan trọng. Việc khen ra mặt gia đình mình được xem là điều không tốt. Người chồng hay nói con và vợ họ “ngốc”. Nhưng thật chất, họ không phải như thế.

Kĩ thuật “hạ thấp một người” có điểm thú vị. Nhật Bản rất khiêm tốn khi nói về các thành viên trong gia đình họ. Khi giới thiệu thành viên trong nhà, Nhật Bản luôn cẩn thận, chọn lựa từ ngữ khiêm tốn. Tương tự khi giới thiệu các đồng nghiệp và cấp dưới của họ với người ngoài. Chẳng hạn, ông chủ của một người Nhật Bản có thể giới thiệu anh ta với khách hàng bằng cách nói, “Anh ấy còn trẻ và chưa biết nhiều điều về xã hội. Xin chỉ bảo thêm cho anh ta”. Đây là điều tự nhiên xảy ra thường xuyên trong xã hội Nhật Bản. Từ điểm nhìn của người trong cuộc, nó không mang tính xúc phạm.
Có thể lấy một ví dụ khác. Khi khách được mời đến dùng bữa tại một gia đình Nhật Bản. Người chồng thường nói : “hãy dùng một ít đồ ăn dở tệ vợ tôi nấu”, mặc dù thực sự là người vợ đã đãi khách một bữa ăn ngon. Người phương Tây có thể bị xúc phạm hay thất vọng khi lần đầu tiên họ gặp phải hành vi như vậy .
Phụ nữ Nhật Bản có xu hướng theo đuổi sự nghiệp riêng , nhưng vai trò truyền thống của họ trong nhà vẫn còn được giữ trong nhiều gia đình. Do đó, người vợ phải đảm nhận việc chuẩn bị các bữa ăn. Vì vai trò này, hầu hết thời gian , phụ nữ túc trực trong nhà bếp và không có thời gian để nói chuyện với khách. Việc này hoàn toàn trái ngược với phương Tây, tất cả mọi người nói chuyện bình thường với khách.




vì sao người Nhật lại khiêm tốn
Chồng người Nhật thường không khen vợ mình
Trong gia đình truyền thống Nhật Bản , người vợ được gọi là ” Okusama ” , mà chỉ có nghĩa là ” Bà nội trợ” . Vợ đảm nhiệm quản lý vấn đề nhà cửa. Nó có vẻ đi ngược với khái niệm về bình đẳng nam – nữ, vì nó ngụ ý rằng người phụ nữ bị khóa chặt trong nhà. Tuy nhiên, khi nói đến quyết định tài chính và việc học của con cái, người vợ có sức mạnh hơn người chồng . Phụ nữ cũng là người ra quyết định có nên mua đồ dùng gia đình hay không. Nếu sản phẩm tiêu dùng không hấp dẫn đối với phụ nữ thì đừng bán. Hiểu rõ bản chất của quyền lực kinh tế phụ nữ Nhật Bản là một trong những bí mật dẫn đến thành công cho các công ty nước ngoài.
Vợ giữ vị trí cốt lõi của một gia đình. Đó là lý do tại sao chồng luôn giới thiệu người vợ yêu quý của họ theo kiểu hạ thấp với người bên ngoài, mặc dù trong thâm tâm họ quan tâm rất nhiều về nửa kia của họ .
Một người càng có giá trị, mối quan hệ càng thắm thiết thì người đó càng bị giới thiệu theo cách mà người phương Tây cho là nhục mạ. Người bên ngoài Nhật Bản cần phải hiểu điều này. Đồng thời , Nhật Bản nên biết rằng loại cách nói hạ thấp này có thể dẫn đến hiểu lầm.
Nguồn: Akira

0 nhận xét:

Đăng nhận xét