Thứ Bảy, 7 tháng 11, 2015

Tưởng tượng bạn mới đến Nhật du học hoặc bạn vừa mới bắt gặp những người bạn Nhật, điều đầu tiên mà bạn sẽ luôn nghĩ tới đó là gây dụng ấn tượng đầu tiên với mọi người. Ấn tượng đầu tiên sẽ luôn ít nhất đến từ 2 yếu tố: ngoại hình và phần tự giới thiệu bản thân mình. Ngoại hình là 1 yếu tố song sự ảnh hưởng của nó chỉ mang tính chất tương đối, điều quan trọng là bạn phải gây được ấn tượng cho người ta khi bạn cất lên tiếng nói. Lần này, chúng ta sẽ cùng xem những bước và cách giới thiệu bản thân bằng tiếng Nhật tốt nhất.


1 - Giao tiếp bạn bè, thông thường:

Bước 1: Nói "Hajimemashite"

Trong lần gặp đầu tiên bạn hãy luôn nhớ nói "Hajimemashite" (はじめまして). "Hajimemashite" sang tiếng Việt có thể hiểu nôm na là "Lần đầu gặp mặt" hoặc "Rất vui khi được gặp bạn" hay "Hãy bắt đầu 1 tình bạn mới" (Bản thân từ "Hajime" cũng có nghĩa là "Lần đầu tiên").

Bước 2: Nói câu chào dựa vào thời điểm

Trước hoặc sau khi đó bạn cũng có thể nói thêm "Ohayou"/"Ohayou gozaimasu", "Konnichiwa", hoặc "Konbanwa" tùy vào thời gian lúc tự giới thiệu. 3 câu chào này dịch sang tiếng Việt sẽ lần lượt là "Chào buổi sáng", "Chào buổi chiều", và "Chào buổi tối". Theo 1 số quy ước cố định thì:
·         Ohayou"/"Ohayou gozaimasu" - "Chào buổi sáng" - dùng vào thời gian trước buổi trưa.
·         "Konnichiwa" - "Chào buổi chiều" - dùng vào thời điểm trước 5 giờ chiều.
·         "Konbanwa" - "Chào buổi tối" - dùng vào thời điểm sau 5 giờ chiều cho đến nửa đêm.
Tuy nhiên gọi là quy ước, song cách dùng tùy thuộc vào sự xác định thời gian của bạn và nó cũng thực sự không phải gò bó theo quy ước ở trên.

Bước 3: Tự giới thiệu bản thân

Đây là lúc mà bạn bắt đầu tự giới thiệu tên, tuổi, quê quán. Ví dụ:
- Giới thiệu tên:
        私は[tên - ví dụ: Okami]です.
        watashi wa Okami desu.
        Tên tôi là Okami.
- Tuổi tác:
        年齢は21歳です/21歳です.
        Nenrei wa 21 sai desu.
        Tôi hiện tại 21 tuổi.
- Quê quán, nơi sống:
        ハノイからきました/ハノイに住んでいます。
        Hanoi kara kimashita/ Hanoi ni sundeimasu.
        Tôi đến từ Hà Nội/ tôi đang sống ở Hà Nội.
Sau đó bạn có thể thêm 1 vài thông tin khác ví dụ như trình độ học vấn, nghề nghiệp hiện tại, sở thích cá nhân:
- Trình độ học vấn:
        工科大学の学生です/工科大学で勉強しています/工科大学を卒業しました。
        koukadaigaku no gakusei desu/ koukadaigaku de      benkyoushiteimasu/ koukadaigaku wo sotsugyoushimashita.
        Tôi là sinh viên đại học Bách Khoa/ tôi học trường đại học     Bách Khoa/ tôi tốt nghiệp đại học Bách Khoa.
- Nghề nghiệp:
        私はエンジニアです。
        Watashi wa enjinia (engineer) desu.
        Tôi là kỹ sư.
- Sở thích:
        私の趣味は本を読みます
        Watashi no shumi wa hon wo yomimasu.
        Sở thích của tôi là đọc sách.

Bước 4: Nói "Yoroshiku onegaishimasu"
Sau khi đã tự giới thiệu bản thân xong, bạn hãy kết thúc bằng câu "Yoroshiku onegaishimasu" (よろしくおながいします). Câu này có thể hiểu nôm na là "Xin hãy đối xử tốt với tôi" hoặc là "Rất mong nhận được sự giúp đỡ của bạn". Xét theo giao tiếp văn hóa tiếng Anh hoặc tiếng Việt thì câu nói này thường không được dùng lắm (chỉ trong trường hợp cần lịch sự lắm thì chúng ta mới nói), tuy nhiên trong tiếng Nhật thì đây là 1 câu thông dụng trong lần gặp mặt đầu tiên.
Trong trường hợp giao tiếp thông thường (ví dụ với bạn bè), bạn có thể chỉ cần nói "Yoroshiku" (vẫn lưu ý nên nói lịch sự chút). Và trong trường hợp nếu người đối diện là người trẻ tuổi thì bạn có thể đơn thuần nói "[Tên của bạn] desu. Yoroshiku" ("Rất vui khi được gặp bạn, tôi là [tên của bạn]").


2 - Trong trường hợp phỏng vấn:

Trong trường hợp phỏng vấn, phần giới thiệu bản thân chắc chắn sẽ phải khác đôi chút và điều tối quan trọng bạn cần quan tâm đó là phải nói 1 cách lịch sự và dùng ngôn từ lịch sự. Còn lại thì về cơ bản, cách thức giới thiệu bản thân vẫn như trên. Ở đây chúng ta sẽ tập trung vào 1 số lời khuyên khi đang tự giới thiệu bản thân trong phỏng vấn.


Tips 1: Tự giới thiệu bản thân 1 cách chi tiết và ngắn gọn

Về cơ bản tự giới thiệu bản thân là cách để cho những người phỏng vấn hiểu hơn về trình độ, khả năng xử lý tình huống và trình độ tiếng Nhật của bạn. Và dựa vào phần giới thiệu bản thân người phỏng vấn sẽ đưa ra các câu hỏi khác nhau, Vì vậy càng giới thiệu lan man sẽ khiến bạn mất điểm trước người tuyển dụng và gây khó khăn cho bạn khi trả lời các câu hỏi của họ. Ngoài ra 1 điều khác cần lưu ý là bạn cần phải tỏ sự tự tin đúng mực và có sự cẩn thận, biết lắng nghe. Nói chuyện 1 cách tự nhiên và thoải mái, nhìn thằng vào mắt người phỏng vấn. 1 lưu ý khác là đừng tỏ ra quá tự tin, tự mãn, nếu không bạn sẽ gây "khó chịu" không nhỏ cho người tuyển dụng.

Tips 2: Nói về sở trường của bạn

Đây là lúc mà nhà tuyển dụng quan tâm xem là khả năng, sở trường của bạn có đáp ứng với yêu cầu công việc của họ hay không. Bạn hãy cố gắng nói ra những sự hiểu biết về công việc này mà bạn tìm hiểu, và đưa ra những sở trưởng của bạn mà thích hợp với công việc. Tránh nói lan man, nói những thứ không liên quan tới công việc.

Tips 3: Cẩn thận khi nói về nhược điểm bản thân hoặc khi phải tự nói nhược điểm bản thân

Hầu như đây là 1 vấn đề khá gây "đau đầu" cho các bạn đi phỏng vấn vì nó rất dễ gây mất điểm trước nhà tuyển dụng. Lời khuyên ở đây là bạn có thể đưa ra 1 - 2 nhược điểm mà nó không hoặc rất ít gây ảnh hưởng tới công việc (ví dụ như việc bạn chưa nắm rõ được về 1 vấn đề/lĩnh vực nào đó). Ngoài ra cần lưu ý tránh việc nói những thứ có thể khiến người phỏng vấn nghĩ rằng bạn là người kém cỏi, thiếu khả năng hoặc thiếu sự cẩn thận.

Trên đây là tổng hợp các bước và lời khuyên cho cách tự giới thiệu bản thân bằng tiếng Nhật. Chúc các bạn vui vẻ và thành công trong việc giao tiếp tiếng Nhật!


Nguồn: kenhsinhvien.net, wikihow.com

0 nhận xét:

Đăng nhận xét