Robot Nhật Bản
Việc sử dụng robot tại Nhật Bản trong vài chục năm qua đã mang lại nhiều hiệu quả về kinh tế và xã hội, ví như tăng năng suất, cải tiến chất lượng sản phẩm, tiết kiệm nguyên vật liệu, sớm hoàn vốn đầu tư và ngăn ngừa tai nạn lao động trong nhiều lĩnh vực. Những hiệu quả kinh tế và xã hội xuất phát từ thực tế là robot công nghiệp rất đa năng và linh hoạt, chuyển động thoải mái như tay người. Việc áp dụng robot công nghiệp đã chuyển đổi cơ cấu sản xuất từ cơ cấu “con người và máy móc” sang cơ cấu “con người-robot-máy móc”, giúp cho con người thoát khỏi những công việc nguy hiểm, nặng nhọc.
Công nghiệp robot của Nhật Bản ra đời từ cuối những năm 60, bắt đầu với việc nhập khẩu kỹ thuật robot tiên tiến của Mỹ vào năm 1967. Giữa bối cảnh kinh tế phát triển nhanh chóng vào thời kỳ đó trong khi thiếu lao động lành nghề, sự xuất hiện của robot có ảnh hưởng rất lớn ở Nhật Bản. Năm 1968, công ty công nghiệp nặng Kawasaki bắt đầu sản xuất robot, sử dụng kỹ thuật của Mỹ, và cùng năm đó, công ty công nghiệp nặng Ishikawajima-Harima và công ty điện tử Yasukawa bắt đầu bán các hệ thống robot dựa trên kỹ thuật của Nhật Bản. 3 năm sau, hội nghị robot công nghiệp đầu tiên được tổ chức, với sự tham dự của 35 công ty. Vào năm 1978, mỗi năm, 10.000 hệ thống robot được sản xuất trong nước.
Vào năm 1981, ước tính có 67.435 robot công nghiệp tại Nhật Bản, chiếm 70% tổng số trên toàn thế giới. Tính đến cuối năm 1995, có khoảng 387.000 robot công nghiệp được sử dụng ở Nhật. Con số trên gấp hơn 5 lần số robot ở Mỹ, và chiếm hơn 60% trong tổng số robot trên toàn thế giới. Theo thống kê, chỉ trong năm 96, toàn thế giới sản xuất 80.500 robot thì tới 62.000 được sản xuất tại Nhật Bản.
Năm 1983, Bộ công nghiệp và ngoại thương đã hỗ trợ soạn thảo một kế hoạch 8 năm nhằm mở rộng kỹ thuật robot vượt ra ngoài lĩnh vực robot công nghiệp để ứng dụng trong phát điện nguyên tử, thăm dò khai thác ngoài khơi, phòng chống thiên tai cũng như những lĩnh vực khác, theo đó những hệ thống robot điều khiển từ xa có thể hoạt động một cách nhanh chóng và chính xác trong những điều kiện khó khăn, nguy hiểm.
Năm 1991, Bộ công nghiệp và ngoại thương xúc tiến một dự án 10 năm, ngân sách 25 tỉ yen, với mục đích phát triển các loại máy cực nhỏ và phức tạp, chẳng hạn các loạ i robot y tế có thể đưa vào trong cơ thể con người để chữa trị, máy lắp ráp phụ tùng cực nhỏ, máy kiểm tra và tự sửa đường ống của nhà máy nguyên tử, v.v…
Năm 1991, Bộ công nghiệp và ngoại thương xúc tiến một dự án 10 năm, ngân sách 25 tỉ yen, với mục đích phát triển các loại máy cực nhỏ và phức tạp, chẳng hạn các loạ i robot y tế có thể đưa vào trong cơ thể con người để chữa trị, máy lắp ráp phụ tùng cực nhỏ, máy kiểm tra và tự sửa đường ống của nhà máy nguyên tử, v.v…
Trong tương lai, vai trò kinh tế và xã hội của robot có thể còn mở rộng hơn nữa vì nó giúp tăng sản lượng công nghiệp rất nhiều và nâng cao chất lượng sản phẩm. Nhật Bản còn đang có kế hoạch tạo ra những robot có thể sống chung với con người. Kể từ tháng 4/1998, Nhật Bản bắt đầu một dự án quốc gia trong 5 năm, có tên là “Robot sống chung với con người”, với nhận định rằng robot công nghiệp đang bão hòa và không phát triển mạnh như trước kia. Đây là một dự án quốc gia, tập hợp nhiều viện nghiên cứu, trường đại học và các hãng chế tạo. Nếu dự án này thành công, robot sẽ tiến vào các gia đình và phổ biến như đồ điện tử gia dụng.
Xã hội càng phát triển và chất lượng giáo dục càng được nâng cao thì công nghệ càng được cải tiến và trở nên tinh vi hơn. Việc sử dụng robot sẽ giúp con người tập trung vào những công việc đòi hỏi tính sáng tạo và chất lượng cao, trong khi robot dễ dàng gánh vác thay con người những công việc nguy hiểm, nặng nhọc, lặp đi lặp lại, giảm bớt và ngăn ngừa tai nạn lao động hoặc bệnh tật do những công việc đi kèm với môi trường làm việc không thuận lợ i. Robot sẽ hỗ trợ phát triển những ngành công nghiệp mới và góp phần bảo tồn các nguồn tài nguyên và năng lượng. Robot cũng đang có mặt trong nhiều lĩnh vực và dần dần đi vào cuộc sống.
Robot Nhật Bản mang tên HRP-4, có kích thước như người thật với khuôn mặt của một cô gái. HRP-4 có thể “hát” y như một ca sĩ nhờ sử dụng một công nghệ tổng hợp giọng nói có âm thanh và thở như con người.
AIBO là những robot giải trí gia đình đầu tiên của thế giới với trí thông minh nhân tạo (AI). Chúng có thể nói, cảm nhận và bày tỏ cảm xúc của mình và đã khiến nhiều chủ sở hữu coi chúng như những thành viên gia đình thực sự. Con robot này thậm chí còn nổi tiếng với việc phát triển tính cách độc đáo của riêng nó.
Nhiều người đã mua những con robot bây giờ cảm thấy bị Sony bỏ rơi vì họ đã ngừng sản xuất các AIBO vào năm 2006 và tháng 3/2014 lại đóng cửa ‘phòng khám’ AIBO cuối cùng khiến các con robot này thiếu hụt phụ tùng thay thế.
Honda đã thiết kế ra robot Nhật Bản ASIMO với mục đích tạo ra một người giúp việc đúng nghĩa cho con người, một robot có thể làm việc nhà, chăm sóc người cao tuổi, giúp đỡ những người khuyết tật trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Chỉ cao khoảng 1.3 mét, đúng bằng chiều cao của một người đang ngồi xe lăn, cùng với ngoại hình khá giống với một phi hành gia tý hon, điều này làm cho hình ảnh của robot ASIMO trở nên khá thân thiện và dễ gần. Bên cạnh đó, ASIMO còn được thiết kế ra để làm những việc quá nguy hiểm với con người như thăm dò ở những vùng nguy hiểm, phá bom mìn….
Nguồn: Akira
0 nhận xét:
Đăng nhận xét