Kịch Noh và hài kịch Kyogen
Noh
Noh là một dạng nghệ thuật biểu diễn sân khấu cổ điển của Nhật Bản, kết hợp múa, tuồng, âm nhạc và thơ ca. Kịch Noh được trình diễn bởi các nghệ sĩ chuyên nghiệp, đã được đào tạo trong các gia tộc có nhiều thế hệ gắn bó với bộ môn nghệ thuật này rộng khắp tại các thành phố như Tokyo, Osaka và Kyoto.
Kịch Noh phát triển từ thế kỉ XIV và XV, người biểu diễn, nhà soạn kịch thiên tài Kannami (1333-1384) và con trai của ông, Zeami (1363-1443) được coi là nhà lãnh đạo vĩ đại của môn nghệ thuật này.
Kịch Noh rất thịnh hành vào thời kỳ của Zeami cho tớithời kỳ Edo (1603-1868), kịch Noh trở thành một bộ môn nghệ thuật biểu diễn chính thức của chính phủ quân. Vào những năm 1868-1912, Kịch Noh trải qua một thời kỳ suy yếu chỉ còn thấy xuất hiện ở một số buổi biểu diễn không chuyên. Ngày nay, kịch Noh không còn được người dân Nhật Bản ưa chuộng như trước. Trong 4 loại kịch sân khấu, Kabuki là loại hình nghệ thuật còn phổ biến nhất. Tuy vậy, vẫn có những diễn viên chuyên nghiệp, tâm huyết với nghề biểu diễn Noh khắp mọi nơi trên đất nước mặt trời mọc.
Có 5 típ kịch Noh. Theo thứ tự là: các vị thần, các chiến binh, những người phụ nữ xinh đẹp, các nhân vật hỗn hợp (đặc biệt là những người đàn bà điên loạn) và các sinh vật siêu nhiên.
Nhân vật kịch Noh chia ra thành 3 nhóm: Shite, Waki, Kyogen. Nhân vật Shite bao gồm nhân vật chính và các nhân vật khác. Họ thường đeo mặt nạ, đặc biệt trong những vai nhân vật phụ nữ. Shite là nhân vật chính của vở kịch, các nhân vật đi kèm (Tsure) cũng đôi khi xuất hiện. Nhóm Waki không bao giờ mang mặt nạ. Họ là người làm nền cho Shite, thường là một thầy tu hành khất, có vai trò chất vấn nhân vật chính, và đây là chi tiết quan trọng trong tiến trình phát triển câu chuyện. Nhóm Kyogen thể hiện những vở hài kịch nhỏ trong thời gian nghỉ giữa hai màn, trong lúc Shite có thời gian để thay quần áo.
Một yếu tố quan trọng trong kịch Noh là nhịp điệu. Nhịp điệu trong âm nhạc kịch Noh giống như tiếng mưa rơi từ mái hiên xuống. Trống lớn diễn tấu theo nhịp 7 âm tiết, 5 âm tiết là một phần diễn tấu của trống nhỏ, nhưng nếu diễn tấu nối tiếp nhau, thì đôi khi có thể đảo ngược vai trò. Các nhạc cụ chính trong dàn nhạc Noh gồm: sáo (nohkan), trống hình đồng hồ cát đeo trên vai của nhạc công (kotsuzumi), trống lớn hơn một chút (okawa) được đặt trong lòng nhạc công, trống hình thùng đặt trên sàn và gõ bằng hai dùi (taiko). Có 8 người trong dàn hợp xướng, được gọi là “kimi” hay “vua”, và “những chú mèo” hay những nhạc công, được gọi là “thần dân”.
Các động tác trong kịch Noh mang tính cách điệu hoá và tính gợi tả cao với mục đích và ý nghĩa nhất định. Động tác trong Noh có khi mạnh mẽ, đầy sinh lực khi lại khoan thai, khúc chiết, sự kìm nén.
Khác với Kabuki, diễn viên kịch Noh không trang điểm mà sử dụng mặt nạ. Những chiếc mặt nạ này được làm vô cùng công phu, và thể hiện phần nào cám xúc của nhân vật. Với các xúc cảm quá mạnh mẽ, người ta thường tác động thêm các yếu tố ánh sáng, bóng tối, góc nghiêng mặt để thao biểu cảm khác nhau. Mọi nhân vật không phải là đàn ông trung niên sống trong thời hiện tại, đều đeo mặt nạ (bao gồm phụ nữ, người già, bóng ma, các vị thần, quỷ sứ và các sinh vật siêu phàm).
Trang phục kịch Noh làm từ lụa với nhiều màu sác rực rỡ, phỏng theo trang phục của thế kỷ XV. Những bộ trang phục này tùy thuộc vào típ nhân vật và những quy định bắt buộc về việc sử dụng. Trang phục trong kịch Noh vô cùng đa dạng từ chi tiết thiết kế, màu sắc, các nhân vật, giàu hay nghèo, trẻ hay già, đàn ông hay đàn bà, đều phục trang rất đẹp.Cách mặc trang phục biểu diễn Noh phức tạp nên thường cần tới 2-3 người để giúp diễn viên mặc phục trang. Một trang phục hay một mặc nạ trong Noh đều có thể sử dụng cho nhiều nhân vật khác nhau trừ một số trang phục và mặt nạ đặc biệt chỉ sử dụng cho nhân vật đặc trưng cố định.
Sân khấu diễn kịch Noh không rèm, hình vuông, diễn viên ra vào sân khấu qua một chiếc cầu nhỏ từ đằng. Sân khấu kịch Noh truyền thống ở ngoài trời và có mái che nghiêng dài sau này được chuyển vào trong nhà với không gian mở rộng ra các phía và trụ 4 cột. Khán đài vây quanh sân khấu thành một vòng tròn lớn. Gầm sân khấu được đào sâu 5 feet, ở đó có các bình đất có tác dụng cộng hưởng âm thanh. Sàn sân khấu rất phẳng, nhưng hơi dốc về phía trước một chút.
Không gian và thời gian trong Noh có phong cách miêu tả tự do, cho phép khán giả thỏa sức tưởng tượng của mình. Ví dụ khi mô tả nhân vật đi một đoạn đường dài, diễn viên sẽ bước đi vài bước nhỏ kết hợp với dàn hợp xướng hay hai nhân vật có thể xuất hiện trên sân khấu gần như sát bên nhau, nhưng khán giả phải hiểu là họ vẫn chưa nhìn thấy nhau.
Hài kịch Kyogen
Như đề cập ở trên, Kyogen (nghĩa trong tiếng Nhật là “cuồng ngôn”) thường là những vở hài kịch ngắn xem giữa các màn của kịch Noh. Các vở Kyogen có không quá 3 nhân vật và sử dụng nhiều lời thoại thay vì âm nhạc và nhịp điệu như Noh. Nội dung của nó đi vào mô tả khía cạnh phức tạp trong tính cách của người Nhật. Nhân vật chính trong mỗi vở Kyogen là tầng lớp dân thường trong xã hội, với những mô típ điển hình như người hầu và lãnh chúa, những ông chồng lười, những bà vợ lắm mồm, những chàng sammurai ngờ nghệch…Kyogen dung ngôn ngữ thường ngày, gần gũi với cuộc sống bình dân nên trực quan và dễ hiểu rất dễ hiểu vì nó phản ánh cuộc sống thường nhật và sử dụng thứ ngôn ngữ bình dân, gần gũi nhất. Mặc dù thường được biểu diễn ở chùa chiền cho tầng lớp quý tộc thưởng thức, cũng không thiếu những vở Kyogen được dựng nên để châm chọc Phật giáo và giới tăng lữ… Có thể nói, Noh và Kyogen là hai người bạn đồng hành không thể tách rời, như mặt trăng và mặt trời, như ngày và đêm vậy…
Tìm hiểu các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống của Nhật
Nguồn: Akira
0 nhận xét:
Đăng nhận xét