Thứ Hai, 21 tháng 12, 2015

Các loại Kimono Nhật


Kimono là vẻ đẹp và niềm tự hào của người Nhật Bản. Kimono là món quà mà người làm cha me muốn tặng con vào những khoảnh khắc đặc biệt của cuộc đời (khi trường thành, khi kết hôn,…); là bảo vật lưu truyền qua thế hệ của gia đình. Cách vận loại Kimono cho phù hợp với hoàn cảnh là vô cùng quan trọng. Bài viết này xin giới thiệu qua tới bạn đọc các loại Kimono điển hình:

Furisode

furisode
Là loại áo đặc trưng mà những cô gái chưa có chồng thường mặc. Ống tay áo của Furisode là nét đặc sắc của loại trang phục này.  Tay áo rất dài và rộng (thường dài từ 95 đến 115 cm). Trong thời phong kiến, hành động vẫy ống tay áo của các cô gái có ý bày tỏ tình cảm với chàng trai mà họ cảm mến.
Một cô gái Nhật Bản được công nhận là một người trưởng thành khi cô ấy bước vào tuổi 20. Khi đó. cô ấy sẽ có quyền uống rượu, hút thuốc, quyền bầu cử cũng như phải chịu mọi trách nhiệm cho mọi hành vi của bản thân.
Furisode là món quà các bận cha me mua cho con gái họ trong dịp sinh nhật đặc biệt này như một cột  mốc mới trong cuộc sống. Các cô gái độc thân mặc Furisode trong các dịp lễ, hội, các sự kiện đặc biệt như khi đi dự đám cưới hay dự một tiệc trà truyền thống. Chất liệu làm Furisode thường là lụa và có màu sắc tươi sáng, rực rỡ. Trong xã hội của Nhật, Furisode là dấuđể nhận biết thấy một cô gái độc thân trưởng thành, đã sẵn sàng kết hôn.
Giá của một chiếc Furisode thay đổi tùy theo chất liệu vải, kiều dáng may áo và tay nghề của người thợ may. Giá trung bình của một chiến Furisode thường là 15.000 USD. 

Yukata

yukata
Là một loại Kimono dung mặc vào mùa hè được làm bằng cotton bình thường. Màu sắc của Yukata thường rất sáng và rực rỡ. Yukata có thiết kế kiểu dáng đơn già, mục đích là để các cô gái Nhật có thể mặc mà không cần sự giúp đỡ (trong khi mặc Furisode rất cầu kì và khó nắm bắt, để thành thạo cách mặc Yukata thường chỉ mất vài lần tập). 
Ngày nay, người ta thường mặc Yukata trong ngày hội Bon-Odori (Ngày hội nhảy mùa hè truyền thống của Nhật ) và các cuộc hội hè khác. Bên cạnh đó, Yukata còn được sử dụng rất phổ biến trong các nhà trọ phong cách truyền thống của Nhật. 
Một trong những lí do khiến Yukata được yêu thích là chất vải cotton nhẹ nhàng của nó. Loại vải này đã được cách điệu từ mẫu vải có kẻ sọc ngang truyền thống ban đầu. Áo Yukata truyền thống ban đầu chỉ có hai kiểu màu chính là trắng – xanh đen và xanh đen- trắng, nhưng trong yukata hiện đại, nhất là trong thời gian gần đây, xuất hiện nhiều màu sắc nổi bật hơn rất nhiều tạo ra đa dạng lựa chọn cho người mặc. Yukata cũng rất thích hợp mặc trong ngày thường và mặc ban đêm nhờ vào chiếc thắt lưng vải cotton gọn nhẹ. Thông thường, khi mặc Yukata người Nhật thường mặc với một thắt lưng Obi (thắt lưng thêu) , đi một đôi xăng đan gỗ và một chiếc ví để tô điểm. Ngày nay có ít các cơ hội phù hợp để mặc những bộ quần áo truyền thống sặc sỡ như vậy. Do đó, phụ nữ và các cô gái trẻ tại Nhật rất thích những dịp được mặc Yukata của họ. Ngày xưa, những bộ  Yukata chỉ dùng để mặc ở nhà sau khi vừa tắm xong. Nhưng ngày nay, áo Yukata rất được ưa chuộng (do sự tiện dụng của nó phù hợp với cả hai giới).

Houmongi

houmongi


Khi một người phụ nữ Nhật Bản kết hôn, chiếc Houmongi là món quà cha mẹ mua con gái của họ trước đám cưới. Trái ngược với Furisode, Houmongi là Kimono đi lễ của những người phụ nữ đã kết hôn Tuy nhiên, đồng chức năng, Houmongi thường được mặc khi đi tham dự một đám cưới hay tiệc trà nào đó. Houmongi được xem như Kimono tiếp khách do đó nó thường được mặc khi đón tiếp một cuộc viếng thăm trang trọng.


Tomesode

tomosode
Những người phụ nữ đã kết hôn không bao giờ được măc áo furisode, kể cả khi đã li dị. Lúc này, họ sẽ mặc áo Tomesode, một dạng áo Kimono với ống tay áo ngắn hơn . Màu sắc thường thấy của áo Tomesode màu đen  hoặc là nhiều màu khác. Trên áo Tomesode đen thường được đính gia huy tượng trưng cho họ tộc nên dạng áo Kimono này chỉ mặc vào các dịp lễ trang trọng (đám cưới hoặc đám tang của họ hàng).
Ngoài sắc đen, Tomesode cònnhiều màu sắc khác. Tuy vẫn có thể được mặc vào các dip lễ trang trọng trên nhưng những chiếc áo này không được đính gia huy, hơn nữa, Tomesode trong tiềm thức của đa số người Nhật đều phải-là-màu-đen). Do màu đen, nhiều người (nhất là người nước ngoài) dễ lầm tưởng đây là kiểu áo mặc trong các dịp buồn nhưng sự thất loại Kimono này được mặt trong dịp vui với nét nhấn là chiếc thắt lưng thêu và nửa dưới của Tomesode có màu sắc rất sặc sỡ và tươi sáng.
Shiromaku: là loại Kimono rực rỡ nhất, tráng lệ nhất mà các cô dâu Nhật mặc trong lễ cưới truyền thống. Giá cho thuê của một chiếc Shiromaku rất cao, có thể lên tới 5.000 USD, tuy nhiên, người ta thường chỉ thuê loại áo này trong một ngày cho hôn lễ. 
Một điểm dễ nhận ra là Shiromaku rất dài, dài đến chạm đất. Trong khí những chiếc váy cưới phương Tây truyền thống có màu trắng và đuôi váy hay một tấm lụa kéo dài ra sau thì áo Shiromaku dài và tỏa tròn ra, được cách tân để không chạm đất. Do vậy, cô dâu mặc Shiromaku cần tới sự giúp đỡ của một người đi kèm theo để  có thể đi lại thuận lợi hơn. Màu trắng này tượng trưng cho sự tinh khiết về thể xác và tinh thần của người con gái. 

Khác

tsuksage
Tsumugi: Kimono mà tầng lớp nông dân và thường dân mặc
Mofuku: đặc dụng để đi đám tang của họ hàng gần. Mofuku có màu đen toàn thân như Tomoseode. Và khác biệt lớn nhất là trong khi Tomosode biểu hiện sự vui vẻ thì Mofuku mang màu sắc ảm đảm của đám tang. Giá mỗi chiếc Tomesode hay Mofuku là khoảng 8.000 USD, dù khá cao nhưng vẫn rẻ hơn Furisode.
Tsukesage: Một loại áo Kimono cũng thường được mặc vào các buổi tiệc tùng trà đạo, cắm hoa và đám cưới của bạn bè là Tsukesage. Áo này được trang trí bằng những hoa văn chạy dọc theo thân và lưng áo rồi gắp nhau ở đỉnh vai.
Kimono là vẻ đẹp và niềm tự hào của người Nhật Bản. Do tính chất công việc và cuộc sống thường ngày, người Nhật Bản ngày nay hay mặc những bộ trang phục hiện đại, năng động. Nhưng  những bộ Kimono truyền thống luôn xuất hiện  khi đến dịp lễ tết và những dịp quan trọng. Kimono là món quà mà người làm cha me muốn tặng con vào những khoảnh khắc đặc biệt của cuộc đời (khi trường thành, khi kết hôn,…); là bảo vật lưu truyền qua thế hệ của gia đình.
 Tìm hiểu cách cúi chào và ý nghĩa của nó trong văn hóa ứng xứ Nhật Bản tại đây
 Nguồn: Akira

0 nhận xét:

Đăng nhận xét