Thứ Hai, 21 tháng 12, 2015

Geisha – Một nét văn hóa của phụ nữ Nhật





>> Mẫu câu chúc mừng sinh nhật bằng tiếng Nhật siêu đáng yêu 

Khi nhắc tới văn hoá truyền thống Nhật Bản, ngoài các Bushido( võ sĩ đạo) không thể bỏ qua các Geisha, đây là hai loại hình văn hoá độc đáo chỉ có thể thấy tại Nhật Bản. Nếu Bushido là văn hóa của đàn ông Nhật thì Geisha là nét văn hoá dành riêng cho nữ giới Nhật Bản. Phụ nữ xứ Phù Tang đã tạo nên một nét văn hoá Geisha đặc sắc, đáng tự hào

Lịch sử ra đời của nghề Geisha

Geisha trong tiếng Nhật có nghĩa là “nghệ giả” (hiểu là : con người của nghệ thuật) là một loại nghệ sĩ giải trí cấp cao, giúp vui bằng các tiết mục biểu diễn tài nghệ trong các buổi tiệc của nam giới, chứ không bán dâm, Geisha chính là những người làm một thứ nghề độc đáo – nghề làm vui lòng khách nam bằng các hình thức nghệ thuật lành mạnh, cao cấp, hoàn toàn không dung tục, rẻ tiền.
Geishas2
Có thể nói, chính văn hoá Bushido đã góp phần dẫn tới sự ra đời văn hoá Geisha. Võ sĩ đạo bao gồm một hệ thống luân lý đạo đức hoàn mỹ – một bộ giới luật bất thành văn mà người võ sĩ (samurai) phải tuân thủ: ngay thẳng, quang minh chính đại, cao thượng, nghĩa hiệp…Các samurai quý tộc sống rất văn nhã, lấy ca, nhạc, thi họa,… làm trò giải trí. Họ thưởng thức sự phục vụ của nữ giới dưới dạng văn hoá lành mạnh hợp với tâm hồn võ sĩ, và coi thường hình thức phục vụ tình dục thấp kém. Geisha ra đời vì những nhu cầu cao nhã ấy, chứ không phải để thỏa mãn ham muốn tình dục. 
Geisha trở thành một nghề nghiệp hợp pháp, hình thành tập tục và quy chế chỉ mãi nghệ không mãi dâm từ giữa thế kỉ thứ XVIII. Xã hội Nhật dần dần tiếp nhận nghề nghiệp ấy, cánh đàn ông cũng tỏ ra ưa thích dịch vụ này. Các hình thức nghệ thuật của Geisha trở nền dần đa dạng, không chỉ có ca múa mà có nhiều thứ khác như trà đạo, ngâm thơ kể chuyện,…với cách trò chuyện, cách tiếp khách, cách đi lại …  đều toát lên vẻ duyên dáng, chuẩn mực và khôn khéo. Ở nhiều nơi (nhất là Tokyo và Kyoto) mọc lên những quán Geisha chuyên nghiệp (Geisha house) chuyên đào tạo Geisha từ nhỏ. Trong thời kỳ Mạc Phủ Tokugawa, Geisha chủ yếu phục vụ cho tầng lớp võ sĩ của giai cấp thống trị, về sau họ mở rộng đối tượng phục vụ sang tầng lớp thương nhân mới xuất hiện trong xã hội Nhật trong thời kì bước sang chủ nghĩa tư bản. Geisha khởi nguồn là những người giải trí chuyên nghiệp bao gồm cả nam lẫn nữ tuy nhiên các geisha nam dần dần suy giảm đến năm thế kỉ 19 thì geisha đã trở thành ngành nghề dành riêng cho phái nữ.
Theo truyền thống, geisha phải bắt đầu được huấn luyện từ khi còn nhỏ và buộc phải học các môn nghệ thuật truyền thống, cách quy tắc ăn mặc, giao tiếp vô cùng hà khắc.
Trong giai đoạn đầu tiên, geisha nhỏ có thể phài làm việc với vai trò người hầu gái hay người giúp việc cho các geisha có kinh nghiệm, và tiếp theo, trong giai đoạn đào tạo với vai trò geisha học việc (maiko).

Geisha hiện đại

geishahouse
Các geisha hiện đại vẫn sống trong các okiya – những ngôi nhà geisha truyền thống tại các khu vực gọi là hanamachi (花街 – “hoa nhai” – khu phố hoa), nhất là trong thời gian học việc của họ. Bên cạnh đó, các geisha đã có danh tiếng nhất định và kinh nghiệm có thể sống ở nhà riêng. Geisha được coi là một phần của karyūkai (thế giới hoa liễu) – thế giới của tầng lớp thanh lịch và văn hóa cao
Hiện nay, những người phụ nữ trẻ muốn được trở thành geisha không nhất định phải bắt đầu từ khi còn bé, họ có thể được đào tạo sau khi đã hoàn thành trung học (cấp hai hoặc cấp 3) hay thậm chí đại học, nhiều người còn bắt đầu vào nghề của họ khi đã ở tuổi trưởng thành.  Geisha vẫn phải học những nhạc cụ truyền thống, múa hát, văn thơ, trà đạo, cắm hoa… Geisha hiện nay thường được thuê để tham dự các buổi tiệc và tụ họp, tại các quán trà hoặc các nhà hàng Nhật Bản truyền thống. Thời gian làm việc của một geisha được tính bằng thời gian cháy hết một cây hương, gọi là senkōdai (tuyến hương đại) hoặc gyokudai (ngọc đại – “giá ngọc”). Chí phí này còn được gọi là “ohana“, hay phí hoa. Hiệp hội geisha (検番 kenban) là nơi quản lý lịch làm việc của từng geisha và sắp xếp các cuộc hẹn của cô gái trong cả việc huấn luyện lẫn tiếp khách.
Từ sau thập niên 70 thế kỷ XX, của văn hoá phương Tây và nền văn hoá mới của nước Nhật ảnh hưởng sâu sắc tới xã hội Nhật Bản, nghề Geisha dần dần suy tàn. Đầu thế kỷ XX nước này có hơn 80 nghìn Geisha thì tới nay chỉ còn vài trăm và chỉ tập trung vào mấy đô thị lớn. Ngày nay, Kyoto là nơi còn giữ gìn tốt nhất truyền thống geisha. Gion và Pontochō – Hai trong số các khu phố geisha truyền thống và danh tiếng nhất đều ở Kyoto.
Dù thế nào đi nữa, văn hoá Geisha vẫn có ảnh hưởng sâu sắc tới nước Nhật. Các chuẩn mực giao tiếp, hành vi trong Geisha đạo (đạo như trong Võ sĩ đạo) vẫn là một phần quan trọng tạo nên khuôn mẫu trong lối sống và xã giao của phụ nữ Nhật hiện đại. Xét trên phương diện này, Geisha chính là người truyền tải văn hoá truyền thống Nhật Bản; văn hoá Geisha đã, đang và vẫn sẽ bén rễ sâu sắc trong nền văn hoá đất nước này chứ không hề suy tàn.

Tìm hiểu thêm về các yêu cầu và nguyên tắc của một Geisha tại đây
Nguồn: Akira

0 nhận xét:

Đăng nhận xét