Chủ Nhật, 20 tháng 12, 2015

Samurai – Võ sĩ đạo Nhật Bản


Samurai ,theo cách hiểu tại Nhật, là một bộ phận của tầng lớp võ sĩ Nhật Bản, là thuộc hạ của các shogun, daimyo, và đứng trên một số bộ phận võ sĩ khác. Thep cách hiểu thứ hai (ngoài Nhật bản) , samurai chính là tầng lớp võ sĩ của Nhật Bản, tức là bao gồm cả cả shogun và daimyo.

Lịch sử ra đời và phát triển

samurai
Trong khoảng thế kỉ thứ 7-9, thời kì các Thiên hoàng vẫn còn cai trị, các thị tộc ở Kyoto (kinh đô cũ) vơ vét của cải làm giàu, đánh thuế nặng nề, khiến cho nhiều nhà nông mất hết ruộng đất dẫn tới nạn trộm cướp ngày càng tăng. Trước tình hình đó, các thị tộc bắt đầu tuyển mộ những người tha hương trên vùng đồng bằng Kanto, huấn luyện họ kỹ càng về võ thuật và đào tạo họ trở thành đội ngũ lính canh rất thiện chiến. Một số người có nhiệm vụ hộ tống các quan thu thuế. Họ được gọi là những “samurai”, hay những thị vệ có vũ trang, nhưng lực lượng này nhanh chóng trở thành một thế lực vũ trang độc lập. Thông qua những hợp đồng bảo vệ và các cuộc hôn nhân vì mục đích chính trị, họ dần dần giành được thế lực trong giới chính trị, và cuối cùng còn qua mặt cả giai cấp quý tộc truyền thống. Những thị tộc này đã liên minh để có thể bảo vệ nhau trước các thị tộc khác có thế lực hơn. Giữa thời Heian, họ đồng tiến hành tổ chức và vũ trang giống như quân đội Nhật Bản và ban hành luật lệ riêng cho họ, gọi là Bushido (武士道, vũ sĩ đạo).
Thời gian qua đi, dòng dõi samurai trở thành các chiến binh quý tộc (buke), trên danh nghĩa chỉ thuộc quyền cai quản của quý tộc triều đình. Khi các samurai bắt đầu học các thú tiêu khiển theo kiểu quý tộc như thư đạo, thi ca… thì các nhà quý tộc, ngược lại, bắt đầu sống theo kiểu samurai. Trải qua hàng loạt mưu đồ và những thời đại trị vì ngắn ngủi của các vị hoàng đế khác nhau, quyền lực thật sự giờ đây nằm trong tay các shogun và các samurai.

7 đặc trưng của tinh thần võ sĩ đạo

the-last-samurai-27181
  1. Chính trực và công bằng

Là đức tính mạnh nhất của võ sĩ. Một Samurai nổi tiếng đã định nghĩa như thế này: “Chính trực là khả năng đưa ra quyết định vói một lý do thích hợp và không suy chuyển; hi sinh nếu như hi sinh là đúng, đánh nếu như đánh là đúng.” Một định nghĩa khác: “Chính trực giống như xương sống giúp định hình cơ thể và phát triển. Không có xương, cái đầu không thể nằm trên cổ, tay không thể cử động, hay chân không thể đứng vũng. Cũng như thế, không có sự chính trực thì dù có tài năng hay cố gắng học hỏi đến mấy, cũng không thể trở thành một Samurai được.”
  1. Can đảm

 Can đảm là khả năng đối diện với sợ hãi, đau đớn, nguy hiểm, biến cố, và mối đe dọa. Can đảm có hai loại: can đảm vật lý, là khả năng đối đầu với sự đau đớn về thể xác, với cái chết; can đảm trong đạo đức là dám hành động đúng khi đối diện với những vấn đề đạo đức hay lối sống. Trong tinh thần võ sĩ đạo, can đảm chỉ được coi là một đức tính khi nó là chính đáng. Hành động can đảm là thực thi những điều đúng đắn.
  1. Nhân ái

 Là tự nguyện cho đi mà không đòi hỏi nhận lại. Samurai trong xã hội phong kiến Nhật là người có quyền sinh sát,lại luôn được mọi người kỳ vọng có cả đức tính nhân ái: biết yêu thương, cao thượng, có lòng cảm thông và thương hại. Nhân ái là thuộc tính cao nhất của tâm hồn. Không có nó, võ sĩ sẽ trở thành những kẻ tàn bạo.

  1. Lễ độ

Lễ độ là sự nhã nhặn có nguồn gốc từ lòng nhân ái, hoàn toàn khác với sự khúm núm, nhân nhượng. Sự lễ độ là biểu hiện của sự quan tâm một cách khoan dung đến cảm giác của người khác, chứ không phải bắt nguồn từ sự sợ hãi.
  1. Lương thiện

Những Samurai chân chính không coi trọng tiền bạc. Họ tâm niệm rằng: “Đàn ông phải coi thường đồng tiền, để có được sự giàu có về tri thức”. Võ sĩ đề cao tính tiết kiệm, để thực hành sự tiết chế. Sự xa xỉ được coi là mối đe dọa lớn nhất đến nhân cách.
  1. Tự trọng

Tự trọng là có ý thức về danh dự, nhận thức mạnh mẽ về nhân phẩm và giá trị. Samurai sinh ra đã mang sứ mệnh làm rạng rỡ nghĩa vụ và đặc ân của riêng họ. Nỗi sợ bị ô nhục giống thanh gươm luôn kề bên cổ tất cả các Samurai.
  1. Trung thành

Trung thành với thượng cấp là đức tính đặc biệt nhất của con người trong thời kỳ phong kiến, có trong mọi loại người, ngay cả những kẻ móc túi cũng luôn giữ lòng trung thành với đàn anh của họ. Samurai được coi là những người đặc biệt trung thành và đây là đức tính điển hình của họ.
Ngày nay, võ sĩ đạo còn dùng để chỉ bản sắc của người Nhật hiện đại. Đó là trung với vua, hiếu với cha mẹ, nghiêm khắc với bản thân, nhân từ với người dưới, khoan dung với địch, xa lánh dục vọng cá nhân, chính trực công bằng, trọng danh dự hơn vật chất.
Tìm hiểu về các samurai nổi tiếng trong lịch sử của đất nước mặt trời mọc tại đây
Nguồn: Akira

0 nhận xét:

Đăng nhận xét