Một số trò chơi truyền thống Nhật Bản
Ayatori
Ayatori là trò chơi truyền thống phổ biến tại Nhật, thích hợp với mọi lứa tuổi và giới tính, nhưng đặc biệt được yêu thích bởi các bé gái và học sinh nữ. Trò chơi này sử dụng một sợi dây dài khoảng 120cm được tạo thành hình một vòng tròn bằng cách cột hai đầu lại với nhau. Cách chơi: tạo các hình khác nhau (ngôi sao, bông hoa,…) từ sợi dây qua việc thao tác các ngón tay để thắt hình. Có thể chơi ayatori một mình hoặc với người khác. Khi nhiều người chơi và muốn thi tài với nhau, một người giữ sợi dây theo một hình cố định, còn người kia thắt một hình khác từ hình cố định mà người kia tạo ra. Người nào phạm lỗi hoặc làm hư hình dự định tạo ra là người thua cuộc.
Ohajiki
Tương tư như Ayatori, Ohajiki cũng là trò chơi phổ biến ở các bé gái Nhật Bản. Ohajiki có thể chơi nhiều người. Những người chơi sẽ luân phiên dùng ngón tay búng những miếng nhỏ hình đồng tiền gọi là Ohajiki để chúng chạm vào những miếng khác . Ngày xưa, các Ohajiki có thể dùng đá cuội , hoặc những con cờ Go ( cờ Vây ) . Ngày nay, những miếng này thường được làm bằng thủy tinh . Khi chơi, dùng ngón tay cái và ngón trỏ ( hoặc ngón giữa ) để tạo thành một vòng tròn, sau đó dùng ngón cái búng một miếng .
Cách chơi:
(1) Tất cả những người chơi đặt một số lượng những miếng Ohajiki bằng nhau trên một mặt phẳng, sau đó chơi jan-ken ( “oẳn tù tì” ) để quyết định lượt chơi.
(2) Người thứ nhất gom tất cả các miếng của mọi người lại bằng một tay rồi rải chúng lên mặt phẳng.
(3) Sau đó người chơi chỉ ra hai miếng, ảm chỉ người đó sẽ búng một miếng vào miếng còn. Đồng thời, người chơi cũng sẽ chỉ ra đường đi của miếng Ohajiki.
(3) Sau đó người chơi chỉ ra hai miếng, ảm chỉ người đó sẽ búng một miếng vào miếng còn. Đồng thời, người chơi cũng sẽ chỉ ra đường đi của miếng Ohajiki.
(4) Nếu người chơi búng trúng miếng đã chọn, người đó sẽ được giữ nó. Nếu búng trượt, người chơi tiếp theo sẽ vào phiên. Đến cuối cùng khi trên bàn không còn miếng Ohajiki nào, mọi người sẽ kiểm tra số miếng mà mình có. Người chiến thắng là người có nhiều miếng nhất.
Beigoma
Khác với hai trò chơi trước, trò chơi Beigoma này thường dành cho con trai. Hiện nay, những con vụ trong Beigoma được làm từ gang, nhưng hồi xưa vỏ ốc là nguyên liệu chính để tạo ra các con vụ. Các cậu bé đua tranh với nhau bằng cách trau chuốt những con vụ và làm cho chúng mạnh hơn – mài một phần dưới đáy để làm chúng thấp hơn , khắc những hình ngoằn ngoèo quanh chúng , hoặc làm cho chúng nặng hơn bằng cách trát sáp bên ngoài.
Cách chơi
Lấy một tấm chiếu Goza hoặc tấm bạn phủ lên miệng một cái thùng nhỏ hoặc một cái xô làm bục cho con vụ quay Cách chơi phổ biến nhất:
(1) Tất cả những người chơi cùng ném con vụ mộ lên bục một lúc.
(2) Con vụ chiến thắng là con vụ còn ở trên bạt/chiếu và quay lâu nhất.
Lấy một tấm chiếu Goza hoặc tấm bạn phủ lên miệng một cái thùng nhỏ hoặc một cái xô làm bục cho con vụ quay Cách chơi phổ biến nhất:
(1) Tất cả những người chơi cùng ném con vụ mộ lên bục một lúc.
(2) Con vụ chiến thắng là con vụ còn ở trên bạt/chiếu và quay lâu nhất.
Một trò chơi khác có nhiều điểm tương tự như Beigoma là Koma.
Koma có nhiều nét tương đồng với trò con quay của Việt Nam. Người chơi dung tay hoặc một sợi dây buộc kín quan thân con quay để làm nó xoay tròn trên mặt đất. Trò này bắt nguồn từ Trung Quốc và du nhập vào Nhật Bản khoảng 1000 năm trước đây. Vào thời Edo (1603-1868), người ta rất thịnh hành việc tham gia và theo dõi các trận đấu Koma. Các đấu thủ dùng dây để quật những con quay bằng gỗ hoặc bằng thép được gọi là Bei-goma trong một cái vòng, thường là một cái thùng quấn khăn bên ngoài, và cố gắng để con quay của đối phương rơi ra khỏi vòng.
Ngày nay, trò chơi này rất phát triển. Người Nhật Bản nghiên cứu và sản xuất ra rất nhiều loại quay khác nhau với các đặc tính đặc biệt như con quay tạo ra âm thanh, con quay có tốc độ quay nhanh, con quay có khả năng quay lâu hơn,…
Ngày nay, trò chơi này rất phát triển. Người Nhật Bản nghiên cứu và sản xuất ra rất nhiều loại quay khác nhau với các đặc tính đặc biệt như con quay tạo ra âm thanh, con quay có tốc độ quay nhanh, con quay có khả năng quay lâu hơn,…
Fukuwarai
Trò chơi Fukuwarai là một phần không thể thiếu trong mỗi dịp lễ hội mừng xuân ở Nhật, đó là một trò chơi tương tự trò gắn-đuôi-cho-chú-lừa
Trong trò chơi này, những người chơi bị bịt mắt và được yêu cầu đặt những mảnh giấy có hình dạnh mặt, mũi mồm, long mày,….đúng vị trí lên một bức hình khuôn mặt chưa có mắt mũi gì cả.
Trò chơi này thịnh hành vào cuối thời Edo (1603-1868), và mọi người bắt đầu coi đó như một trò chơi mừng xuân vào thời Taisho (1912-1926). Cho tới khoảng những năm 1960, người dân Nhật Bản, và hầu hết là trẻ em, bắt đầu chơi trò này ở nhà.
Ban đầu người ta chỉ dùng một dáng mặt duy nhất trong trò chơi này: khuôn mặt tròn đầy và vui nhộn của một người phụ nữ. Nhưng trải qua nhiều năm, những khuôn mặt khác, phản ánh từng thời kì người ta tạo ra nó, cũng được sử dụng rộng rãi: các diễn viên nổi tiếng, các anh hùng truyện tranh, vân vân.
Trò chơi này thịnh hành vào cuối thời Edo (1603-1868), và mọi người bắt đầu coi đó như một trò chơi mừng xuân vào thời Taisho (1912-1926). Cho tới khoảng những năm 1960, người dân Nhật Bản, và hầu hết là trẻ em, bắt đầu chơi trò này ở nhà.
Ban đầu người ta chỉ dùng một dáng mặt duy nhất trong trò chơi này: khuôn mặt tròn đầy và vui nhộn của một người phụ nữ. Nhưng trải qua nhiều năm, những khuôn mặt khác, phản ánh từng thời kì người ta tạo ra nó, cũng được sử dụng rộng rãi: các diễn viên nổi tiếng, các anh hùng truyện tranh, vân vân.
Cách chơi:
Chuẩn bị: Mua bộ trò chơi có sẵn hoặc tự cắt hình bằng giấy.
– Đầu tiên, người chơi phải vẽ lên một mẩu giấy hình dáng một khuôn mặt.
– Sau đó chọn người chơi (có thề chơi nhiều người), bịt mắt lại.
– Người bị bịt mắt sẽ cố gắng đặt những mẩu giấy có hình mắt, lông mày, mũi và miệng vào đúng vị trí của chúng trên khuôn mặt, mọi người xung quanh sẽ la to và hò hét trợ giúp – ví dụ như “bên phải”, “sang trái”, “xuống dưới một chút”.
– Sau khi kết thúc phần chơi của mình, người chơi sẽ bỏ khăn bịt mắt và chiêm ngưỡng tác phẩm họ vừa tạo ra.
– Gần như lần nào, khuôn mặt vừa được tạo ra trông cũng rất quái dị, nên mọi người đều cười phá lên. Mặt thành mũi mà miệng là vào tai chẳng hạn ^^
Nếu như chơi nhiều người, mọi người sẽ dán cùng một bộ phận và không được biết miếng dán nào là của mình. Người chiến thắng là người có vị trí dán gần đúng nhất với vị trí chuẩn
Chuẩn bị: Mua bộ trò chơi có sẵn hoặc tự cắt hình bằng giấy.
– Đầu tiên, người chơi phải vẽ lên một mẩu giấy hình dáng một khuôn mặt.
– Sau đó chọn người chơi (có thề chơi nhiều người), bịt mắt lại.
– Người bị bịt mắt sẽ cố gắng đặt những mẩu giấy có hình mắt, lông mày, mũi và miệng vào đúng vị trí của chúng trên khuôn mặt, mọi người xung quanh sẽ la to và hò hét trợ giúp – ví dụ như “bên phải”, “sang trái”, “xuống dưới một chút”.
– Sau khi kết thúc phần chơi của mình, người chơi sẽ bỏ khăn bịt mắt và chiêm ngưỡng tác phẩm họ vừa tạo ra.
– Gần như lần nào, khuôn mặt vừa được tạo ra trông cũng rất quái dị, nên mọi người đều cười phá lên. Mặt thành mũi mà miệng là vào tai chẳng hạn ^^
Nếu như chơi nhiều người, mọi người sẽ dán cùng một bộ phận và không được biết miếng dán nào là của mình. Người chiến thắng là người có vị trí dán gần đúng nhất với vị trí chuẩn
– Và việc chiêm ngưỡng những khuôn mặt được những người chơi khác nhau tạo ra cũng rất thú vị. Trò chơi này rất vui đúng ko?
Tìm hiểu trò chơi truyền thống nổi tiếng của Nhật Bản – Kendama tại đây
Nguồn: Akira
0 nhận xét:
Đăng nhận xét