Thứ Tư, 6 tháng 1, 2016

Tiết kiệm chi phí với du học sinh – Dễ nhưng mà khó.


     Giấc mơ du học nước ngoài ngày nay của nhiều bạn trẻ đã được hiện thực hóa, nhưng cũng không hiếm các trường hợp những khát khao ấy bị bỏ ngỏ, mà nguyên nhân chính vẫn luôn tồn tại đó là vấn đề chi phí. Dù cho chi phí du học thời điểm này đã không còn quá cao như trước nhưng các bạn du học sinh vẫn phải đối mặt với những vấn đề chi phí khác, đó là chi phí học tập, sinh hoạt và giải trí trong thời gian du học ở nhật. Làm thế nào để tiết kiệm tối đa đến mức có thể, làm thế nào để không còn phải lo lắng chi tiền như nào mỗi khi tới hạn nộp tiền nhà, hay phải dè dặn ăn uống ra sao mà vẫn đủ no không bị thiếu chất, bài viết dựa trên một số chia sẻ về tiết kiệm chi phí của các bạn từng là du học sinh Nhật bản sau đây sẽ “tiêu hóa” giúp các bạn phần nào nỗi lo lắng cơm áo gạo tiền trong thời gian du học ở xứ sở hoa anh đào nhé.

Tiết kiệm tiền thuê nhà: ở chung, ở ghép hay thuê phòng riêng

      Ông cha ta có câu: “cái khó ló cái khôn” và rõ ràng người Việt Nam ta rất thông thạo ở khoản này. Này nhé, giá tiền thuê nhà trọ ở Nhật hiện tại rơi vào khoảng 30.000 ¥ đến 35.000 ¥, tức vào khoảng 8 đến 9 triệu VND, với những phòng có diện tích vào khoảng 20m2. Thế là gấp đôi gấp ba chi phí thuê phòng ở Hà Nội rồi. Chưa kể đến việc, đấy mới chỉ là phòng trọ vùng ven đô thôi, hiển nhiên các phòng trọ càng gần các thành phố lớn nhjw Tokyo giá phòng tăng gấp đôi nhé, vậy là gấp 6 lần ở Hà Nội. Phải gọi là mắc cùa mắc luôn.
     Bình tĩnh, vẫn có nhiều cách để giải quyết vấn đề này đó là ở chung, ở ghép. Cách này giúp chia sẻ chi phí với nhau để cùng đạt lợi ích chung của nhau, đơn giản thôi, bạn chỉ cần lướt web vào các trang hay diễn đàn du học sinh Việt để tìm là sẽ thấy kha khá topic kiẻu như: Tìm người ở ghép, tìm đứa bạn thân cùng phòng, tìm oxin ở chung… Rất nhièu luôn nhé, nếu các bạn đã giỏi tiếng Nhật có thể tìm người Nhật ở cùng cũng được, như hầu hểt đều du học sinh đều gặp rào cản ngôn ngữ vậy nên cứ Người Việt ở cùng cho thuận tiện nhé.
10383510_461866543961107_2722311027840995864_n
     Đặc biệt, cái khôn cùa các bạn Việt Nam mình còn thể hiện ở điểm này nữa. Nhiều bạn có thời gían nghỉ ngơi, hay bận rộn về nước trong cơ số ngày trước khi quay lại Nhật, thế là đăng tin cho thuê phòng ngay luôn, vừa thêm thu nhập mà vừa có người giúp bạn trông nhà. Những người cho thuê thuờng là các du học sinh, nghiên cứu sinh, hay những người đi du lịch ngắn ngày. Quá tuyệt vời phải không.

Đồ rẻ everywhere tại các khu chợ cũ nhé

     Nếu là du học sinh thì đằng nào các bạn cũng phải biết những địa điểm này thôi. Tại các khu chợ cũ này, đồ dùng được bày bán ở khắp mọi nơi, từ chăn ga gối đệm, nồi, giá, quần áo, bát đũa, tủ lạnh, máy giặt, lò sưởi… Hầu hết đều đã qua sử dụng nhưng mà chất lưọng vẫn còn ok lắm. Theo anh Quân (quê ở Lạng Giang – Bắc Giang) du học sinh Nhật Ngữ Kokusai Academy thì những khu chợ này thuờng bắt đầu vào khoảng tháng 4 tháng 10 hàng năm khi mà các trường bắt đầu khai giảng khóa học mới, để tạo điều kiện giúp các bạn sinh viên mua sắm đồ phục vụ sinh hoạt.
     Những khu chợ đồ cũ ở Tokyo thường được các bạn sinh viên lui tới là Meiji và chợ đồ cũ baza ở Shinjuku. Thay vì phải bỏ ra hàng chục nghìn Yên cho một chiếc xe đạp, nếu khéo chọn thì chỉ với chừng 6000 – 7000 Yên cũng đã có một “chú ngựa sắt” ưng ý. Một khi đã có xe, nhất là xe máy các bạn nam cũng rỉ tai nhau rằng hãy tự trang bị một bộ đồ nghề sửa xe nếu không muốn bị “chém” đẹp.
Shimokitazawa area of Tokyo

Kiếm việc làm thêm

     Hẳn là các bạn đã từng nghĩ về việc trước khi bay qua Nhật đúng không? Việc làm thêm ở Nhật rất dể kiếm, vừa đi làm thêm bạn có thể gia tăng khả năng nói chuyện của mình, tạo thêm các mối quan hệ, học hỏi văn hóa Nhật mà lại kiếm thêm thu nhập trang trải cuộc sống nữa đấy. Đơn giản hơn cả là chỉ cần lang thang lê la phố xá, nhà ga là bạn sẽ thấy các cửa hàng hay quán ăn tuyển phục vụ rồi, nếu không thích phục vụ bạn có thể làm nhiều công việc hay ho khác như phát báo, lễ tân, cửa hàng tiện lợi, hay đi dạy tiếng Việt… Có rất nhiều sự lựa chọn, với mức lương từ 800¥ đến 1500¥ mỗi giờ tùy công việc làm thêm nữa nhé. Chia sẻ cùa bạn Minh Hằng ( quê Hải Hậu, Nam Định ) : “mình sang đây mới được gần một năm thôi nhưng từ tháng thứ hai mình đã xin đi làm phục vụ rồi, công việc cũng không vất vả lắm, mà cô chủ cũng dễ tính nữa, hồi đó đến giờ tiếng Nhật của mình tốt hơn bao nhiêu, hi hi”

Tiết kiệm chi phí sửa xe, đi lại.

     Phải công nhận là cái gì ở Nhật cũng không hề rẻ, và đi sửa xe bị chặ chém là điều đương nhiên, dù là xe đạp. Các bạn du học sinh chủ yếu thuê nhà trọ gần trường học rồi từ đó dùng xe đạp đi học, bạn nào có điều kiện thì mua xe máy, thế nhưng lời khuyên cho bạn là dù xe nào cũng vậy, bạn hãy nên kiếm cho mình một hộp đồ nghề sửa chữa mini cho bản thân nhé, vì giá sửa chữa ngoài hàng rất mắc, chỉ trường hợp bất đắc dĩ thì mới nên ra ngoài hàng thôi. Các bạn nữ nếu không tự sửa được thì nên nhờ anh chàng ga lăng nào đó nhé, tiêtz kiệm là quốc sách mà. 
     Còn với xe sử dụng lâu rồi, khấu hao đã hết rồi, mà đi sửa lại nữa thì càng lãng phí, tốt nhất đem đến chợ đồ cũ bán và đầu tư thêm một khoản nho nhỏ mua “ngựa” mới nhé. Xe cũ nhiều , còn tốt và cũng không đắt lắm đâu
     Đối với đi lại thì hạn chế đi taxi nha, nên dùng tàu điện, tốt nhất là thế, vì tàu điện rẻ hơn nhiều khi đi lại giữa các vùng xa nhau, mà kiếm đưọc vé đi khứ hồi thì còn gì bằng.

Tiết kiệm chi phí ăn uống.

     Rõ ràng là cái này chắc chắn phải bàn đến. Thử nghĩ xem mỗi lần đi chợ thì các bạn du học sinh đắn đo lắm, và giải pháp các bạn lựa chọn hơn cả đó là “lấp cho đầy túi”. “Mua nhiều với số lượng lớn sẽ tiết kiệm hơn, mua về các bạn bỏ tủ lạnh dùng dần ấy, bình thường một lần đi mua tớ làm luôn 3 4 ngày một lúc, không thì cả tuần luôn cũng được”- bạn Mai ( quê Hưng Yên) ở Kyoto chia sẻ. Những ai mua đồ ăn chín thì tầm 18 giờ, một số cửa hàng bắt đầu giảm giá nên 1 suất cơm hộp 500 Yên có thể giảm giá chỉ còn một nửa.

satoko-cooking-gyozas
      Ngoài ra để tiết giảm tiền gas và điện, nước vốn khá cao, thư viện luôn là địa điểm học tập lý tưởng, vừa có thể tiết kiệm chi phí thắp sáng, sưởi ấm vừa có thể tận dụng nguồn sách tham khảo, giáo trình tại đây. Các thư viện ở Nhật khá “hào phóng” khi luôn trang bị sẵn máy photocopy cho sinh viên sử dụng.

Còn một cách hay nữa là Săn học bổng.

     Lời khuyên cho các bạn là hãy tự săn cho mình một suất học bổng, sẽ giúp bạn giảm phần nào áp lực về chi tiêu. Ngoài chế độ cấp học bổng cho du học sinh của chính phủ Nhật Bản (Bộ Khoa học và Giáo dục Nhật cấp), còn có các loại học bổng do Quỹ trợ giúp học sinh Nhật Bản (JASSO – một tổ chứ hành chính pháp nhân độc lập) hay các chính quyền địa phương, các quỹ giao lưu quốc tế, các quỹ học bổng tư do các tập đoàn, công ty lớn cấp…
     Vấn đề mà kha khá bạn du học sinh thấy rằng kiếm học bổng rất khó và nhanh nản, các bạn thuờng bỏ cuộc và lao đầu vào kiếm tièn, chểnh mảng việc học tập, sa sút kết quả, nếu như vậy thì cần thay đổi nhé, vì mục tiêu dài hạn ban đầu sang đây của bạn là du học phải không. Tạp trung vào mục tiêu chính đó sẽ giúp bạn dễ đạt được hơn là xao nhãng bằng những mục tiêu thứ cấp kia.
     Còn nhiều cách khác nữa nhưng hơn hết, bao giờ quan trọng nhất chính là những suy nghĩ của bạn, tiết kiệm được hay không cũng phụ thuộc vào bản thân bạn, nhưng đừng bao giờ từ bỏ bản thân trước khi bắt đầu nhé.
 Nguyễn Hà Giang.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét