Với bất kì người học tiếng Nhật nào,
Hiragana luôn là bảng chữ cái cơ bản nhất mà ai cũng phải nắm được. Thông thường
khi học chúng ta chỉ đơn thuần học thuộc nó, tuy nhiên nếu đi sâu 1 chút chúng
ta sẽ thấy đằng sau nó là những điều vô cùng thú vị. Và ở đây chúng ta sẽ chia
sẻ 1 chút kiến thức về bảng chữ cái Hiragana này.
Nếu mà dựa theo Wikipedia thì Hiragana
được cho là có nguồn gốc từ các chữ Hán vào thế kỉ thứ 5. Ban đầu, rất ít người
ủng hộ bộ chữ này, trong khoảng thời gian đó Hiragana hầu hết được sử dụng bởi
phụ nữ, vì vậy Hiragana còn được gọi là Onnade (nôm na là "bàn tay phụ nữ").
Riêng về cánh đàn ông thì họ hay dùng chữ Kanji và Katakana. Tuy nhiên thì chữ
Hiragana dần trở nên thông dụng hơn từ thế kỉ thứ 10.
Ban đầu 1 âm tiết trong Hiragana có thể
thể hiện nhiều chữ khác nhau. Sau này Hiragana dần được tinh giản hóa và giờ nó
trở thành hệ thống được sử dụng rộng rãi: 1 âm tiết gắn với duy nhất 1 chữ và
ngược lại.
Hệ thống chữ Hiragana hiện nay có 46 chữ.
Về cơ bản thì nếu bạn nắm được Hiragana và Katakana thì bạn đã có thể viết bất
cữ từ tiếng Nhật học câu tiếng Nhật nào. Tuy nhiên vì hầu hết các từ được viết
bằng Kanji nên Hiragana thường được dùng như là yếu tố ngữ pháp ví dụ như trợ từ.
Ở Nhật, trẻ em bắt buộc phải dùng được chữ Hiragana trước khi chúng được học
khoảng 2000 chữ Kanji thông dụng.
Trong Hiragana, ngoài các chữ cơ bản trên thì còn có các
âm tiết bổ sung, những âm tiết này được đánh dấu bằng dakuten (") (phẩy kép) and handakuten
(o) (vòng tròn nhỏ). Khi mỗi chữ cái Hiragana có 1 trong 2 dấu
này, cách đọc của nó sẽ thay đổi, ví dụ: ki "き" với dakuten sẽ trở thành gi "ぎ",
hoặc ha "は" với handakuten sẽ thành pa "ぱ".
Thêm vào đó, Hiragana còn có thêm các chữ cái bổ sung được
gọi là yōon. Các chữ cái này được hợp
thành bằng cách ghép các âm tiết や (ya), ゆ
(yu) and よ (yo) nhỏ với các chữ cái khác, ví dụ: や
(ya) với き(ki) sẽ ra きゃ (kya). Tương tự với ゆ
(yu) với よ (yo), ví dụ ゆ
(yu) với し (shi) sẽ ra しゅ
(shu); hoặc よ (yo) với り
(ri) sẽ thànhりょ (ryo).
Như đã nói ở trên, Hiragana hầu hết được dùng như các yếu
tố ngữ pháp ví dụ như trợ tự hay từ dùng để kết thúc câu (hay được gọi là okurigana). Tuy nhiên ngoài ra vẫn có 1 số ngoại lệ, ví dụ như các sách dạy học
cho trẻ em Nhật đều được viết bằng Hiragana. Hiragana còn được dùng thường
xuyên hơn trong các vở ghi chép, hoạt hình hoặc truyện tranh. Dù rằng là hầu hết
các từ tiếng Nhật đều được viết bằng Kanji, tuy nhiên vẫn có trường hợp 1 số từ
Kanji được viết bằng Hiragana thay thế vì chúng quá khó để viết.
Như vậy là chúng ta đã hiểu hơn về bảng
chữ Hiragana, và đối với những người mới bắt đầu học tiếng Nhật thì việc nhớ được
bảng chữ này có vẻ hơi... ác mộng. Vì vậy tiếp theo đây chúng ta sẽ điểm qua 1
số phương pháp học bảng chữ Hiragana thông dụng:
I - Viết, viết, và viết
Phương thức này được dùng bởi rất nhiều
người với hi vọng là bằng cách viết đi viết lại thì họ có thể nhớ toàn bộ
Hiragana trong thời gian ngắn. Để dùng phương pháp này, tốt nhất là nên có sẵn
giấy kẻ ô ly. Cách thức thông thường đó là bỏ ra 30 đến 45 phút mỗi ngày để viết
2 trang giấy. Đồng thời phát âm chữ Hiragana mỗi khi viết chúng xuống giấy. Bằng
cách này bạn có thể nhớ cách viết và cách phát âm của mỗi chữ cái. Tuy nhiên vấn
đề lại nằm ở chỗ cách thức này mất quá nhiều thời gian và dễ gây nhàm chán, và
đương nhiên là kết quả sẽ không như mong đợi.
II - Học thông qua Flashcard
Nói 1 cách đơn giản đó là học qua các tấm
thẻ. Phương pháp khá đơn giản, đầu tiên bạn cần 1 lượng tấm thẻ trống. Sau đó
viết chữ Hiragana lên 1 mặt và viết cách phát âm của nó lên mặt còn lại. Sau đó
tráo tất cả các thẻ với nhau và rút từng lá, học từng chữ trên mỗi thẻ đó. Với
các chữ nào mà bạn thấy khó nhớ, hãy để nó sang 1 chỗ. Cố gắng luyện tập liên tục
cho đến khi nào chỗ bài bạn thấy khó học là không có. Đó là lúc bạn đã học hết
bảng chữ Hiragana.
III - Học qua mạng
Ngày nay có rất nhiều các trang web dạy
tiếng Nhật trên mạng và đương nhiên có bao gồm cả dạy về chữ Hiragana. Việc học
qua mạng khá là hiệu quả khi mà hầu hết các trang web cung cấp đầy đủ các tài
nguyên học tập và kèm theo những hình ảnh minh họa khiến việc học bảng chữ này
trở nên dễ dàng hơn.
IV - Học với bạn
Nhìn chung thì việc học với bạn bè luôn
có hiệu quả hơn so với việc học một mình, đặc biệt là khi học 1 thứ tiếng khó
như tiếng Nhật. Bạn luôn có thể chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm với bạn bè mình,
và đồng thời có sự cạnh tranh lành mạnh trong việc học luôn giúp bạn có động lực
hơn.
Chúc mọi người có nhiều niềm vui trong khi học tiếng Nhật!
0 nhận xét:
Đăng nhận xét