Thứ Sáu, 30 tháng 10, 2015

Thông thường sẽ có rất nhiều người đặt câu hỏi về kì thi JLPT và những vấn đề liên quan, vì vậy ở đây mình sẽ tổng hợp những câu hỏi thường gặp và sẽ tập trung nhiều vào cấp độ N4 - N5.



Q: Học bao nhiêu bài trong Minna no Nihongo thì đạt trình độ N5 hoặc N4?
A: N5 sẽ tương đương với 25 bài trong bộ Minna và bạn sẽ đạt N4 khi bạn hoàn thành chương trình sách Minna.

Q: Học xong N5 hoặc N4 thì sẽ đạt tiếng Nhật trình độ nào?
A: Học xong N4 tức là tương đương với khả năng hiểu một ít tiếng Nhật cơ bản. Có thể đọc và hiểu các biểu tiêu biểu và câu viết bằng hiragana, katakana, và kanji cơ bản. Có thể lắng nghe và thấu hiểu cuộc trò chuyện về chủ đề thường xuyên gặp phải trong các tình huống cuộc sống hàng ngày và trong lớp học, và có thể lấy thông tin cần thiết từ các cuộc trò chuyện ngắn nói chậm rãi. N5 thì sẽ nắm được ít hơn chút.

Q: Mình nên chọn sách nào để luyện thi JLPT N5 - N4?
A: Có 1 số bộ sách khá thích hợp cho việc thì N5 - N4, 2 bộ sách thích hợp nhất sẽ là bộ Nihongo Charenji và bộ Gokaku Dekiru N4-N5. Ngoài ra có thể them khảo thêm ở đây.

Q: Mình có thể đăng ký thi JLPT ở đâu?
A: Mỗi năm kì thi chia ra làm 2 đợt vào tháng 7 và tháng 12, ở Việt Nam thì nó được tổ chức như sau 
HN: 
1. Khoa Đông Dương – Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà nội. Kỳ thi: Tháng 7, tháng 12.
2. Đại học Hà nội: Chỉ kỳ thi tháng 12.
SG:
Đại học khoa học xã hội và nhân văn. Kỳ thi: Tháng 12.
ĐN:
Đại học Ngoại ngữ Đà Nẵng. Kỳ thi: Tháng 12.

Q: Mình có nên thi JLPT N4 - N5 không?
A: Đầu tiên bạn nên xem xét kĩ mình có cần có bằng JLPT không. Nếu giả sử bạn học tiếng Nhật đơn thuần vì bạn thích và bạn muốn nói chuyện bằng tiếng Nhật thì việc thi JLPT là không cần thiết (ngoài ra thì trong JLPT không bài thi nói). Còn nếu bạn xác định là để đi làm thì bạn nên nhận kì thi JLPT N3 thì hợp lý hơn vì các công ty liên doanh của Nhật thường nhận người có bằng N3 trở lên. Trong trường hợp bạn muốn đi du học thì N5 - N4 thường là điều kiện tối thiểu.

Trên đây là 1 số câu hỏi thường gặp cho những người muốn thi JLPT N5 - N4.
Chúc các bạn có nhiều niềm vui và nhiều điều thú vị khi học tiếng Nhật!


Bí quyết nghe hiểu tiếng Nhật

Chia sẻ kinh nghiệm, bí quyết ôn luyện nghe hiểu hiệu quả như shadowing, xem anime, rèn cách phát âm chuẩn,v.v… nhằm đạt hiệu quả cao nhất để nghe và hiểu tiếng Nhật.

 

Rèn cách phát ẩm chuẩn

bí quyết nghe hiểu tiếng Nhật
Rèn phát âm là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng.
Rèn phát âm là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng, quyết định việc nói tiếng Nhật của bạn có hay và chuẩn xác hay không. Phát âm sai chẳng khác gì nói sai chính tả, sẽ làm cho người đối thoại nhầm lẫn hoặc không thể hiểu được nội dung mà bạn đang nói. Phát âm theo thói quen hay theo một số thầy cô dạy không chính xác khiến nhiều nhầm lẫn và phát âm sai.
Để chỉnh lại phần phát âm của mình, có thể tham khảo phần phát âm được đính kèm các bộ từ điển nổi tiếng như: Javidic, Lingoes, alc… hoặc tìm kiếm trên Youtube có rất nhiều video hướng dẫn cách đặt lưỡi, chỉnh môi… một cách trực quan, dễ hiểu, giúp bạn có thể “nói chuẩn tiếng Nhật như người bản ngữ”. Trước mỗi từ mới mà bạn không chắc chắn về cách phát âm, hãy kiểm tra cách phát âm trong từ điển, để đảm bảo rằng việc phát âm của bạn là hoàn toàn chính xác và tránh sai sót sau này.


Tự nói chuyện với mình

5 cách nghe hiểu tiếng Nhật
Nếu bạn là người hay “xấu hổ” hãy tự nói chuyện với bản thân
Một cản trở khiến trình độ nói tiếng Nhật của bạn mãi chẳng thể tiến bộ là do “lười” thực hành. Đa phần lý do là “ngại”, sợ nói không hay, sợ nói nhầm sẽ bị chê cười. Vì ngại nên cứ thu mình lại, chẳng để cho vốn kiến thức của mình được thể hiện, đến khi cần nói lại thành ra “tậm tịt” mãi chẳng nói được từ nào do phản xạ kém, không thể đối thoại trơn tru được.
Phương án cực hay giành cho những hay “xấu hổ”, nếu bạn không muốn trực tiếp nói chuyện với người khác, tại sao bạn không thử nói chuyện với chính mình nhỉ? Đứng trước gương, thế là thành 2 người rồi, hãy tập từ những đoạn hội thoại xã giao đơn giản. Sau đó, thực hành với những chủ đề phức tạp hơn tới khi bạn có thể nói một cách tự nhiên nhất. Ban đầu, có thể sẽ có một chút ngại ngần khi bạn không quen nói chuyện một mình như vậy nhưng khi đã bắt nhịp và quen thuộc rồi, chắc chắn bạn sẽ thực sự bất ngờ về sự tiến bộ của mình đó.

Lên kế hoạch học nói

bật mí phương pháp nghe hiểu tiếng Nhật
Lên kế hoạch học tiếng Nhật
Bất cứ một công việc nào nếu không có được một kế hoạch tốt sẽ rất khó khăn để đi tới mục đích đã đặt ra trước đó, đi tới thành công. Việc học hành cũng vậy, bạn đặt ra một mục tiêu nhưng cứ để thời gian trôi đi và mục tiêu vẫn ở đó chưa thể thực hiện được do bạn chẳng biết phải bắt đầu từ đâu. Đừng lãng phí thời gian của bạn, hãy lên kế hoạch luyện nói tiếng Nhật ngay từ bây giờ.
Dành một khoảng thời gian nhất định trong ngày để học tiếng Nhật trong vòng 6 – 12 tháng sẽ tốt hơn là học theo hứng thú hay sở thích sẽ khiến bạn dễ nản và bỏ đi làm việc khác.
Chăm chỉ cũng là một yếu tố quan trọng, bạn phải rèn luyện rất nhiều nếu thực sự mong muốn có thể nói tiếng Nhật thật chuẩn. Một kế hoạch học đúng đắn sẽ giúp vốn tiếng Nhật của bạn được cải thiện một cách rõ rệt!


Tập hát và xem thật nhiều phim

nghe hiểu tiếng nhật hiệu quả
Nghe nhạc, xem phim cũng là một cách hay để nâng cao trình độ tiếng Nhật
Một bí kíp cực hay của các bạn giỏi tiếng Nhật là: Nghe nhạc, hát và xem thật nhiều phim có phụ đề tiếng Nhật.
Nghe và bắt chước hát theo nhạc sẽ giúp bạn chỉnh phát âm một cách tự nhiên nhất mà lại cực dễ nhớ nữa chứ. Gì chứ bài hát mình yêu thích thì dĩ nhiên phải thuộc nằm lòng rồi. Rủ bạn bè cùng xem một bộ phim đang “hot” một cách xả xì trét vô cùng hiệu quả mà lại học được biết bao nhiêu từ vựng, thành ngữ, tiếng lóng… rất khó để học thuộc lòng, quả là một công đôi, ba việc tiện lợi quá phải không ? Tuy nhiên, đừng quá mê phim và nghe nhạc thả ga mà quên mất “công đoạn” thực hành vô cùng quan trọng đấy nhé. 

Áp dụng phương pháp Shadowing (dành cho trung cấp trở lên)

làm thế nào để nghe hiểu tiếng nhật hiệu quả
Áp dụng phương pháp Shadowing
Shadow nghĩa là cái bóng.Vậy có thể hiểu nôm na là đuổi theo cái bóng. Ở đây có nghĩa là việc lặp đi lặp lại một giống y hệt và ngay lập tức những gì mình nghe được.
Mục đích của phương pháp này là giúp bạn tăng khả năng nghe nói những đoạn hội thoại thường dụng – thường không dạy trong sách vở.
Trước hết khả năng nghe sẽ được cải thiện đáng kể vì chỉ khi nghe được thì mới có thể lặp lại được y hệt. Lợi ích thứ hai là khả năng nói đúng ngữ điệu. Tiếp theo đó nhờ phương pháp này thì phản xạ nghe nói cũng tăng lên đáng kể.
Ngoài ra, phương pháp luyện nghe nói shadowing mang lại nhiều lợi ích tùy vào mục đích khác nhau như: học phát âm, luyện phát biểu, luyện nghe tiếng Nhật chuẩn, luyện nghe tiếng địa phương, … Nhưng lợi ích chính vẫn là tăng cường khả năng nghe và nói theo đúng ngữ âm.
Để thực hiện phương pháp luyện nghe nói shadowing bạn chỉ cần 2 bước:
1. Chọn một nguồn tài liệu để nghe: đĩa CD, Radio, chương trình giải trí, tin tức trên TV, phim ảnh
2. Nghe và đồng thời lặp lại y chang những gì nghe được.
Đối với những bạn mới bắt đầu học tiếng Nhật hoặc khả năng nghe chưa thật sự nổi bật thì có thể nghe trước 1 lần rồi sau đó nghe lại và lặp lại đồng thời trong lúc nghe.
Thường xuyên luyện tập 1 ngày 3 lần và tăng dần đều số lần luyện tập thì chắc hẳn khả năng nghe và nói cũng như phản xạ về giao tiếp của bạn sẽ tăng cao đáng kể.
Các bạn có thể áp dụng phương pháp này với sách Minna hoặc bản tin NHK News.
Nguồn: akira.edu.vn

Bí quyết đọc hiểu tiếng Nhật


Để làm chủ được phần đọc hiểu và dành được những điểm số tuyệt đối, các bạn có thể tham khảo một số bí quyết đọc hiểu tiếng Nhật sao cho hiệu quả dưới đây.


Bí quyết 1

Câu hỏi hỏi về nội dung và lý do của phần được gạch dưới, sẽ có gợi ý nằm ở ngay trước hoặc sau nội dung được gạch dưới

Rất hiếm khi phần gợi ý trả lời nằm xa phần gạch dưới. Hầu hết các trường hợp nếu đọc qua nội dung ngay trước và sau phần gạch dưới, bạn sẽ tìm được câu trả lời. Bạn hãy đọc kỹ phần nội dung ngay trước và sau phần gạch dưới xem sao nhé!

Bí quyết 2

Cần xem kỹ nội dung nếu

Bí quyết đọc hiểu tiếng Nhật
Đọc đi đọc lại nhiều lần
xuất hiện dạng câu nghi vấn phủ định “Chẳng phải là…hay sao?
“Chẳng phải là A hay sao?” là cách diễn đạt thể hiện ý kiến của bản thân mình một cách chừng mực, có nghĩa là “Tôi nghĩ là A đấy”
Ví dụ: Anh ấy vẫn tươi cười nhưng thật sự thì chẳng phải là anh ta cũng đang rất đau khổ đấy hay sao?
→ Tôi nghĩ là anh ấy đang rất đau khổ.
Chính cách nói chừng mực ấy đã chứa đựng quan điểm, ý định thực sự của tác giả.
– Tất nhiên, câu hỏi trong đề thi cũng thường liên quan đến nội dung đó.

Bí quyết 3

Nếu có xuất hiện từ nối mang nghĩa trái ngược như từ ‘tuy nhiên” thì đoạn văn ngay sau những từ này thường có nội dung rất quan trọng.

Sao tác giả phải thay đổi cả mạch văn bằng từ “tuy nhiên” như vậy?
Nếu hỏi tại sao thì bởi vì dù có làm thay đổi mạch văn nhưng nội dung cần trình bày vẫn thể hiện ý kiến, quan điểm của tác giả.
Chình vì vậy, đoạn văn ngay sau từ “tuy nhiên” thường là nội dung chính (đáp án đấy).

Bí quyết 4

Hãy xem qua những thông tin mấu chốt (như là tiêu đề, từ vựng được chú thích bên dưới đoạn văn…) trước khi đọc. Hiểu được chủ đề đoạn văn, khả năng lý giải sẽ tốt hơn

Khi đọc một đoạn văn nào đó thì giữa ‘đọc mà không biết chủ đề’ với ‘đọc mà biết rõ chủ đề’, cái nào sẽ dễ hiểu hơn?
Đương nhiên là ‘đọc mà biết rõ chủ đề’ sẽ dễ dàng hiểu được nội dung đoạn văn hơn rồi.
Trước khi đọc toàn bài, nếu đọc qua những thông tin mấu chốt trước sẽ hiểu được đại khái nội dung đoạn văn trước khi đọc câu hỏi.
Đọc phần mấu chốt đoạn văn chỉ khoảng 1 hoặc 2 giây thôi. Chỉ cần như thế, khả năng lý giải vấn đề sẽ được cải thiện.


Bí quyết 5

Mục đích của đọc hiểu là nắm được chính xác ý quan điểm, ý kiến của tác giả

Mục đích đọc hiểu chính là hiểu đến cùng điều tác giả muốn nói.
Vì vậy, nhất định phải xem kỹ phần nội dung thể hiện ý kiến, quan điểm của tác giả.
Đặc biệt là đoạn văn chứa những từ như: chắc chắn là, nhất định là, chẳng phải là…hay sao, tôi cho là, tôi nghĩ rằng, không gì khác hơn là…thì thường là nội dung chính.

Bí quyết 6

Nếu đoạn văn có dạng định nghĩa (~ nghĩa là ~) thì cũng nên xem kỹ

Định nghĩa ngôn từ thường khởi đầu để triển khai chặt chẽ những nội dung tiếp theo cũng như chính suy nghĩ của tác giả.
Cả người viết những đoạn văn như thế cũng phải chú ý kỹ đến cách định nghĩa ngôn từ.
Có cách định nghĩa theo từ điển, nhưng cũng có cách định nghĩa theo ý tác giả. Đương nhiên là cái nào cũng quan trọng cả.
Khi làm bài đọc hiểu cũng cần những gợi ý như vậy.

Bí quyết 7

Nếu có diễn đạt bằng ví dụ thì cũng nên xem qua phần giải thích nội dung đó

Diễn đạt bằng ví dụ là cách diễn đạt gián tiếp.
Vì thế, nếu tùy tiện lý giải bằng suy nghĩ của chính mình sẽ dễ dẫn đến hiểu sai ý tác giả.
Trường hợp nội dung diễn đạt bằng ví dụ được hỏi trong đề thi, thì nhất định sẽ có phần giải thích nội dung ngay sau ví dụ đó. Chỉ cần nắm bắt phần nội dung này sẽ hiểu được chính xác ý nghĩa ví dụ được đưa ra trước đó.

Bí quyết 8

Từ được lập lại nhiều lần chính là từ khóa.

 12 bí quyết đọc hiểu tiếng Nhật
Không được bỏ qua từ khóa


Nên xem kỹ nội dung câu văn chứa từ khóa.

“Từ” được lập lại nhiều lần chính là “từ” mà lúc nào tác giả cũng nghĩ đến.
Tức là từ khóa trong suy nghĩ của tác giả.
Chính vì thế, đoạn văn chứa từ khóa đa số là giải thích về từ khóa (giải thích suy nghĩ của tác giả), hoặc là quan điểm của tác giả.
Nên tuyệt đối không được bỏ qua những đoạn văn như thế.

Bí quyết 9

Câu hỏi dạng đúng-sai thì cần nắm bắt được phần viết sai không phải đáp án

Các bạn khi gặp câu hỏi đúng sai thì có thể đưa ra câu trả lời ngay không?
Câu hỏi đọc hiểu của 1kyu thì không đơn giản kiểu như có thể trả lời ngay được.
Dù có vội vã đưa ra đáp án cũng rất dễ sai.
Khi đó, ngược lại nên chú ý vào phần nội dung trình bày sai không phải là đáp án.
Còn lại lựa chọn khác với nguyên văn, hiển nhiên sẽ là đáp án (phương pháp loại suy).

Bí quyết 10

Câu hỏi dạng điền liên từ thì cần tìm ra nội dung có ý nghĩa liên quan ngay phía sau

Liên từ là từ biểu thị quan hệ ý nghĩa (quan hệ có logic) giữa đoạn văn sau với đoạn văn trước.
Vì vậy, khi làm bài đọc hiểu dạng điền liên từ, cần nắm bắt chính xác nội dung 1 cách logic của đoạn văn trước và sau.
Là phương pháp đọc lướt qua nhưng nếu làm triệt để cách này sẽ là giải quyết được dạng câu hỏi như thế này.

Bí quyết 11

Nếu gặp cách diễn đạt ‘B chứ không phải A’, ‘thà là B hơn là A’, ‘B hơn A’, ‘B đúng hơn là A’ thì nên xem kỹ B

Tác giả đang định nhắn đến người đọc quan điểm của chính mình bằng nhiều cách.
Một trong số đó là những cách diễn đạt như: ‘B chứ không phải A’, ‘thà là B hơn là A’, ‘B hơn A’, ‘B đúng hơn là A’
Tóm lại, tùy vào cách so sánh với A sẽ làm nổi bậc B_chính là quan điểm của tác giả.
Nghĩa là, quan điểm tác giả được thể hiện hết trong B. Phần này cũng nên xem kỹ.

Bí quyết 12

Nếu lặp lại nhiều lần cách diễn đạt cùng một nội dung

Bí quyết đọc hiểu tiếng Nhật bao gồm những gì
Xem kĩ văn bản

Trong đoạn văn cũng có khi gặp cách diễn đạt “Ngôn từ thì khác nhau nhưng nội dung tác giả đang đề cập thì giống nhau”
Cho dù thế nào thì tác giả cũng muốn người đọc hiểu được nội dung chủ yếu về quan điểm của mình
Chính vì vậy, tác giả sẽ giải thích dưới nhiều góc độ để người đọc hiểu được những gì mình muốn trình bày.
Và thế là những chuyện giống nhau sẽ được tác giả trình bày bằng nhiều cách diễn đạt khác nhau.

Nguồn: Akira.edu.vn

1 trong những điều mà nhiều người học tiếng Nhật quan tâm đó là có thể tham gia kì thi nào để có thể nhận chứng chỉ tiếng Nhật cho công việc sắp tới. Sau đây xin mình xin giới thiệu kì thi JLPT được coi là kì thi tiếng Nhật phổ biến nhất.


Kì thi JLPT


jlpt

Thi lấy bằng tiếng Nhật là cách để bạn đánh giá khả năng tiếng Nhật của bản thân tốt nhất. Việc luyện thi cũng giúp bạn nâng cao sự hiểu biết về tiếng Nhật và ngôn ngữ nói chung. Kì thi được cộng đồng người học tiếng Nhật biết đến nhiều và tham gia dự thi nhiều nhất là kì thi năng lực tiếng Nhật JLPT. Hiện tại, kỳ thi Khả năng Tiếng Nhật (Năng lực Nhật ngữ, hay Japanese Language Proficiency Test) được tổ chức với 5 cấp bậc từ N1 (khó nhất) tới N5 (dễ nhất.) 

Các cấp độ



Trước đây, kỳ thi khả năng tiếng Nhật (JLPT) được chỉ được chia thành 4 cấp độ chứ không phải 5 cấp độ (N5~N1) như hiện nay: Cấp độ 1 (1-kyuu), cấp độ 2 (2-kyuu), cấp độ 3 (3-kyuu), cấp độ 4 (4-kyuu). Mối quan hệ giữa các cấp độ mới (N=New, Nihongo) và các cấp độ cũ như sau:
N1: Giống cấp độ 1-kyuu cũ nhưng cao hơn một chút. Điểm đậu hầu như giống nhau.
N2: Hầu như giống cấp độ 2-kyuu cũ.
N3: Là cấp độ trung gian giữa 2-kyu và 3-kyuu cũ. (CẤP ĐỘ MỚI ĐƯỢC MỞ THÊM)
N4: Hầu như giống cấp độ 3-kyuu cũ.
N5: Hầu như giống cấp độ 4-kyuu cũ.
Nếu bạn nào đã có 1-kyuu hay 2-kyuu thì bạn cũng sẽ đang có trình độ N1 hoặc N2. Còn nếu bạn đang có 3-kyuu thì bạn có trình độ N4, nếu bạn có 4-kyuu thì bạn có trình độ N5.

Đánh giá định lượng (ước lượng) các cấp độ

Nguồn: Tài liệu của JEES (Hiệp hội Hỗ trợ Giáo dục Quốc Tế Nhật Bản)
nhung-dieu-can-biet-ve-ky-thi-nang-luc-tieng-nhat-jlpt-1
Tổng kết nội dung kỳ thi JLPT mới Số liệu ước lượng từ tài liệu của JEES.


 

Một số nét mới

Kỳ thi JLPT mới sẽ dùng điểm được chuẩn hóa (得点等化), là phương pháp để đánh giá công bằng điểm số trong các kỳ thi với nhau. Ví dụ kỳ thi thời điểm A bạn thi được 130 điểm do đề dễ, nhưng kỳ thi thời điểm B bạn chỉ được 120 điểm do đề khó. Chuẩn hóa điểm số là phương pháp so sánh (bằng thống kê) 2 kỳ thi với nhau để chuẩn hóa điểm về một thang chung. Do đó bạn thi kỳ thi nào cũng hầu như cho số điểm (đã được chuẩn hóa) ngang nhau.
Ngoài ra, bạn sẽ được gửi kết quả là một danh sách những khả năng của bạn (ví du: Viết: Có thể miêu tả cảm xúc…) trong tiếng Nhật.

Các môn thi và thời gian thi

Bạn có thể xem bảng dưới đây, trong đó có 3 phần:
言語知識(文字・語彙・文法): Kiến thức ngôn ngữ (Chữ, Từ vựng, Ngữ pháp)
読解: Đọc hiểu
聴解: Nghe hiểu
(分: Phút)
nhung-dieu-can-biet-ve-ky-thi-nang-luc-tieng-nhat-jlpt-2
Cấp N1 và N2 thi kiến thức ngôn ngữ (chữ, từ vựng, ngữ pháp) và đọc hiểu là chung. Còn N3, N4, N5 thì chia làm hai phần: Phần 1 là kiến thức ngôn ngữ gồm chữ, từ vựng; Phần 2 là kiến thức ngôn ngữ về ngữ pháp và đọc hiểu.
Các cấp từ N5~N1 đều có thi nghe hiểu riêng.


Điểm số các phần thi

Điểm các phần thi JLPT như trong bảng sau:

nhung-dieu-can-biet-ve-ky-thi-nang-luc-tieng-nhat-jlpt-3
Các phần thi đều có tổng điểm trong phạm vi 0 ~ 180, trong đó:
Cấp N1, N2, N3:
Kiến thức ngôn ngữ (Chữ, từ vựng, ngữ pháp): 0 ~ 60
Đọc hiểu: 0 ~ 60
Nghe hiểu: 0 ~ 60
Cấp N4, N5:
Kiến thức ngôn ngữ (Chữ, từ vựng, ngữ pháp) – Đọc hiểu: 0 ~ 120
Nghe hiểu: 0 ~ 60

Thế nào là thi đậu kỳ thi JLPT?

N1:
Điểm tổng: Trên 100 điểm (Tối đa: 180)
Điểm kiến thức ngôn ngữ (Chữ, từ vựng, ngữ pháp): Trên 19 điểm (Tối đa: 60)
Điểm đọc hiểu: Trên 19 điểm (Tối đa: 60)
Điểm nghe hiểu: Trên 19 điểm (Tối đa: 60)
N2:
Điểm tổng: Trên 90 điểm (Tối đa: 180)
Điểm kiến thức ngôn ngữ (Chữ, từ vựng, ngữ pháp): Trên 19 điểm (Tối đa: 60)
Điểm đọc hiểu: Trên 19 điểm (Tối đa: 60)
Điểm nghe hiểu: Trên 19 điểm (Tối đa: 60)
N3:
Điểm tổng: Trên 95 điểm (Tối đa: 180)
Điểm kiến thức ngôn ngữ (Chữ, từ vựng, ngữ pháp): Trên 19 điểm (Tối đa: 60)
Điểm đọc hiểu: Trên 19 điểm (Tối đa: 60)
Điểm nghe hiểu: Trên 19 điểm (Tối đa: 60)
N4:

Điểm tổng: Trên 90 điểm (Tối đa: 180)
Điểm kiến thức ngôn ngữ & Đọc hiểu: Trên 38 điểm (Tối đa: 120)
Điểm nghe hiểu: Trên 19 điểm (Tối đa: 60)
N5:
Điểm tổng: Trên 80 điểm (Tối đa: 180)
Điểm kiến thức ngôn ngữ & Đọc hiểu: Trên 38 điểm (Tối đa: 120)
Điểm nghe hiểu: Trên 19 điểm (Tối đa: 60)

Chú ý là khác với kỳ thi JLPT trước đây (chỉ cần điểm tổng lớn hơn điểm đậu), kỳ thi JLPT mới ngoài yêu cầu điểm tổng phải lớn hơn mức đậu còn yêu cầu điểm thành phần phải lớn hơn mức chuẩn (ví dụ điểm chuẩn của Đọc hiểu là 19 điểm, điểm chuẩn của Nghe hiểu là 19 điểm.)
(Điểm đậu kỳ thi JLPT cũ:
1-kyuu: Trên 70%, tức là trên 280 điểm. Điểm tối đa: 400 điểm.
2-kyuu, 3-kyuu, 4-kyuu: Trên 60%, tức là trên 240 điểm. Tối đa: 400 điểm.)


Kỳ thi JLPT được tổ chức khi nào? Xem ngày thi và thời hạn đăng ký ở đâu?

Bạn có thể vào trang web chính thức: http://www.jlpt.jp (Tiếng Anh, Tiếng Nhật) để xem thông tin.
Kỳ thi được tổ chức 2 lần trong 1 năm, vào ngày chủ nhật đầu tiên của tháng 7 và tháng 12.
Chú ý: Có một số thành phố ngoài Nhật Bản chỉ tổ chức kỳ thi vào tháng 12 mà không tổ chức thi tháng 7.

Ở Việt Nam
Kỳ thi JLPT được tổ chức ở Hà Nội, Sài Gòn, Đà Nẵng trong đó:
HN: Cả tháng 7 và tháng 12.
SG và ĐN: Chỉ tháng 12 (Tính ở thời điểm năm 2011.)
Nơi xin hồ sơ:
HN: 
1. Khoa Đông Dương – Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà nội. Kỳ thi: Tháng 7, tháng 12.
2. Đại học Hà nội: Chỉ kỳ thi tháng 12.
SG:
Đại học khoa học xã hội và nhân văn. Kỳ thi: Tháng 12.
ĐN:
Đại học Ngoại ngữ Đà Nẵng. Kỳ thi: Tháng 12.
Nguồn: http://www.jlpt.jp/application/overseas_list.html (Tiếng Anh, tiếng Nhật)

Làm thế nào để đăng ký thi Năng lực tiếng Nhật JLPT? Khi nào có kết quả?

1. Mua giấy đăng ký thi và hồ sơ hướng dẫn tại những nơi tổ chức thi.
2. Đăng ký thi, trả tiền lệ phí thi.
Thời gian đăng ký: Kỳ thi tháng 7 đăng ký vào tháng 3 ~ tháng 4.
Kỳ thi tháng 12 đăng ký vào tháng 8 ~ tháng 9.

TRẢ KẾT QUẢ: Kỳ thi tháng 7: Khoảng tháng 9; Kỳ thi tháng 12: Khoảng tháng 3.
Nguồn: http://www.jlpt.jp/application/overseas_index.html, akira.edu.vn